Trái cây miền Tây “rộng đường” sang châu Âu
Khách hàng thờ ơ, nhiều cửa hàng bánh trung thu ảm đạm / Hà Nội: Thu 800 triệu đồng/năm nhờ mô hình trồng ổi hữu cơ
Thị trường khó tính chào đón trái cây Việt
Mới đây, 3 container với 12 tấn bưởi, 3 tấn thanh long và 20.00 trái dừa kim cương từ Bến Tre đã lên đường sang Đức, Hà Lan và Anh. Theo cam kết của EVFTA, toàn bộ các lô hàng đều được hưởng thuế suất 0%. Chưa bao giờ, thị trường khó tính lại chào đón trái cây Việt như lúc này.
"Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, nhất là tại khu vực ĐBSCL luôn dồi dào về số lượng và chất lượng cũng ngon, đặc biệt như các loại trái cây nhiệt đới chúng tôi không thể trồng và thu hoạch được ở nước ngoài", ông Jacques Poulan - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam nói.
Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của rau quả Việt Nam. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả được điều chỉnh về 0, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của ĐBSCL như: nhãn, chôm chôm, thanh long, dừa, bưởi… Do đó, đây sẽ là lợi thế rất lớn của trái cây Việt về giá nếu so với Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia hoặc Indonesia.
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN-PTNT nói: "Với việc EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 sẽ tạo ra cú huých to lớn cho các loại trái cây chủ lực của Việt Nam sang châu Âu. Đây vốn là thị trường khó tính và là cơ hội để nâng cao các thương hiệu trái cây chủ lực ĐBSCL như dừa, bưởi, thanh long".
Thay đổi và chuẩn hóa để tận dụng EVFTA
Cơ hội đã mở nhưng có chiếm lĩnh được thị trường không lại là chuyện khác. Thực tế EU không hạn chế khối lượng rau quả xuất khẩu nhưng khó khăn các doanh nghiệp thường gặp phải lại là hàng rào kĩ thuật. Lời khuyên của các chuyên gia trong lúc này là thay đổi và chuẩn hóa cả chuỗi sản xuất.
"Thứ nhất, phải có vùng trồng GlobalGap. Thứ hai, nhà máy phải đạt chuẩn HCCAP, ISO. Thứ ba là có chứng nhận xã hội, sau đó phải quản lí vùng trồng cực tốt", ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T nói.
Đó cũng là lí do doanh nghiệp xây dựng, liên kiết vùng nguyên liệu đến 500 ha tại Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang để trồng xoài, nhãn, thanh long và một số loại trái cây khác để phục vụ cho xuất khẩu.
Tại Tiền Giang, những nhà vườn của một số tổ hợp tác đã kiên trì con đường sản xuất sạch được hơn 10 năm. Quy trình càng nghiêm ngặt hơn khi họ biết rằng trái cây làm ra để xuất sang thị trường khó tính.
1kg thanh long đạt chuẩn thường có giá bán cao hơn 10 ngàn đồng so với canh tác bình thường. Đây được xem là động lực và trách nhiệm để nhà vườn mạnh dạn thay đổi.
Trong bối cảnh thị trường lớn là Trung Quốc gặp khó thì EU được xem là cánh cửa tiềm năng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo