Thị trường

Tuyên Quang: Làm giàu từ kinh tế V-A-C-R

Năm 2008, ông Vũ Tiến Nhu, thôn Trung Long, xã Trung Yên (Sơn Dương) đã khai phá vườn đồi quanh nhà xây dựng mô hình V-A-C-R.

Kiên Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi tôm quảng canh / Quảng Ngãi: Mạnh dạn phát triển những vật nuôi mới, mỗi tháng “bỏ túi” hàng chục triệu đồng

Ông cải tạo 1 ha đất vườn trồng dưa hấu, dưa lê và trồng táo. Ông cho biết, trồng táo kết hợp dưa cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng đơn thuần từng loại cây. Bởi táo phủ bóng che mát cho dưa phát triển, cây dưa lại giữ ẩm tốt nên năng suất của 2 loài cây đều cao. Năm 2015, ông mua thêm 3.000 m2 đất trồng cây cam Vinh.

Ông tìm hiểu về đặc tính sinh học của cây và chất đất, chuyển sang sử dụng các chế phẩm phân bón sinh học chế biến từ đỗ tương, cá ủ lên men, pha tỷ lệ 1/10 bón cho cây, mỗi năm tới vụ đốn cây táo ông đều tận dụng cành, thân táo để giữ ẩm cho đất quanh gốc cam. Nhờ vậy, vụ cam năm 2020, cam ra hoa, đậu quả rất nhiều.

Ông Vũ Tiến Nhu, thôn Trung Long, xã Trung Yên (Sơn Dương) chăm sóc cây cam Vinh.

Ông Vũ Tiến Nhu, thôn Trung Long, xã Trung Yên (Sơn Dương) chăm sóc cây cam Vinh.

Ngoài phát triển cây ăn quả, ông nuôi đàn lợn 30 con theo quy trình khép kín, chất thải được ủ phân bón cho cây trồng. Tận dụng con suối đầu nguồn chảy qua vườn nhà, ông đào ao rộng 1.000 m2 nuôi cá trắm đen và rô phi lai, nguồn nước sạch, đàn cá lớn nhanh, ít bệnh tật. Năm nay, gia đình sẽ bán 4 ha rừng năm thứ 8, chu kỳ 2 để cải tạo nhà và mua sắm thêm ô tô chở nông sản đi giao tại các chợ đầu mối. Từ mô hình kinh tế V-A-C-R gia đình ông Nhu thu được 200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Anh Nguyễn Ngọc Chinh, Chủ tịch UBND xã Trung Yên nhận xét: Mô hình kinh tế của gia đình ông Vũ Tiến Nhu, thôn Trung Long là mô hình điểm trong phát triển kinh tế của xã. Ông Nhu còn có xưởng thu mua gỗ rừng trồng của nhân dân, tạo việc làm cho 4 lao động có việc làm thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng/người/ tháng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm