Tuyên Quang: Mở hướng làm giàu cho người dân Khâu Tinh
Hơn 500.000 tỷ đồng tín dụng đã được giải ngân cho vay mới / Hải Dương: Cà rốt Đức Chính nhộn nhịp xuất ngoại bất chấp Covid-19
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Khâu Tinh cho biết từ năm 2017, UBND xã đã quy hoạch 230 ha đất màu để trồng rau hữu cơ và VietGAP, chủ yếu là các loại cây trồng ngắn ngày như bắp cải, su su, su hào… Trên địa bàn xã có 32 hộ gia đình đang thực hiện trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua thời gian trồng thử nghiệm, các mô hình rau an toàn ở đây đã cho thấy khả năng thích ứng, phát triển tốt đối với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
Thay đổi quan trọng
Với vai trò là đơn vị liên kết, HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng rau trái vụ. Bắt đầu sản xuất rau an toàn từ tháng 9/2019, HTX có 2 ha rau an toàn, áp dụng hoàn toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, chủ yếu là các loại rau trái vụ như su hào, bắp cải. Cuối năm 2019, sản phẩm rau an toàn của HTX đã được cấp chứng nhận VietGAP.
Đây là thay đổi quan trọng với các thành viên trong HTX khi hầu hết thành viên là người Dao, lâu nay tư duy sản xuất vẫn chỉ dừng lại ở việc tự cung tự cấp. Năm 2020, mục tiêu của HTX là nâng diện tích trồng rau an toàn từ 2 ha lên 5 ha. Tuy nhiên, thành viên HTX không có đủ diện tích đất sản xuất tập trung, hầu hết mỗi hộ thành viên chỉ có vài trăm m2 đất, người nhiều cũng 1.000 - 2.000 m2 khiến việc ứng dụng đồng bộ các khâu làm đất, chọn giống, chăm sóc gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó, các thành viên của HTX thống nhất góp vốn, thuê 2 ha đất liền khoảnh của những người dân chưa có nhu cầu sử dụng để thực hiện mô hình, với giá thuê 20 triệu đồng/năm. Ông Bàn Văn Ta, Giám đốc HTX cho biết, do là cây ngắn ngày trồng được nhiều vụ trong năm, chi phí đầu tư thấp, giá bán tương đối ổn định nên hiệu quả của việc trồng rau an toàn mang lại khá cao, gấp 3-4 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Dự kiến, sản lượng rau năm 2020 của HTX sẽ đạt trên 300 tấn.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau an toàn đem lại, gia đình chị Hoàng Thị Thu Trang, thôn Khau Tinh đã mạnh dạn chuyển đổi 1.500m2 đất trồng lúa sang trồng bắp cải trái vụ. Chị Trang được tham gia các lớp tập huấn trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn. Qua theo dõi cho thấy, mô hình trồng rau này phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, cây rau phát triển tốt, cuốn bắp nhanh, có trọng lượng nặng hơn.
Điểm tựa giảm nghèo
Hiện nay, cây bắp cải trồng trái vụ có giá trên thị trường từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, gia đình chị Trang có nguồn thu nhập 70 triệu đồng/năm từ trồng rau. Chị Trang chia sẻ, trồng rau bắp cải trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình chị bắt sâu cho rau 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi tối. Ngoài ra, để rau phát triển tốt, chị còn sử dụng ớt và tỏi giã nhuyễn để phun trừ sâu cho rau. Trồng theo quy trình này mất thời gian hơn so với trồng rau bình thường nhưng về chất lượng rau được đảm bảo an toàn, sạch, người mua cũng ưa chuộng hơn.
Cao chanh làm hoàn toàn bằng thủ công, không có chất hóa học, rất lành tính (Ảnh: TL)
Ngoài trồng rau an toàn, từ lâu nay người dân Khâu Tinh đã sáng tạo ra món cao chanh sản xuất từ chanh tươi thơm mát, hòa lẫn với hương vị rừng núi, đang trở thành món gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình đồng bào dân tộc nơi đây.
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hùng cho biết thực ra cao chanh chính là nước cốt chanh được người dân chế biến bằng phương thức truyền thống dùng để thay nước chấm thức ăn. Trước đây, giống chanh địa phương một năm chỉ cho một lứa quả, quả rất sai nhưng đầu ra không có. Nghĩ tiếc của, người dân đã sáng tạo ra cách chưng cất nước cốt chanh sử dụng cho cả năm.
Hiện, HTX Khâu Tinh có 11 thành viên tham gia phát triển sản phẩm này. Giám đốc Bàn Văn Tacho biết làm cao chanh có rất nhiều công đoạn từ việc hái quả, rửa quả thật sạch rồi vắt chanh và đem phơi qua nắng. Trước đây, khi làm cao chanh, người dân phải vắt bằng thủ công, để giảm sức lao động, ông Ta mày mò sáng tạo ra máy ép chanh cả quả. Thiết bị ép chanh hiện có thể ép 40 - 50 kg chanh trong vòng 1 giờ, tăng gấp 2,5 lần so với vắt chanh thủ công.
Là một trong 13 HTX nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, HTX Khâu Tinh đang làm tốt vai trò của mình giúp tăng thu nhập cho các hộ dân tại đây. Nhờ đó, Khâu Tinh từ một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, các cụm dân cư thưa thớt, 6 dân tộc cùng sinh sống, gần 100% dân là hộ sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao đã tìm thấy hướng đi làm giàu như một điểm tựa để giảm nghèo bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Trồng rau an toàn đã mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân Khâu Tinh (Ảnh: Tư liệu)