Vì sao tiền Việt Nam vẫn tăng giá bất chấp USD “vọt” mạnh?
Sơn La: No đủ nhờ trồng sả Java lấy tinh dầu / Thị trường bánh Trung thu vào mùa sớm
Vấn đề được các nhà phân tích từ SSI Research lưu ý tại báo cáo thị trường tiền tệ tháng 7/2019 vừa công bố đó là dù FED giảm lãi suất 25 điểm % như kỳ vọng nhưng đồng USD không giảm mà lại có một tháng tăng mạnh.
USD có một tháng tăng mạnh trong tháng 7/2019
Chỉ số DXY tăng từ 96,1 lên 98,5, tất cả 6 đồng tiền trong rổ tính toán chỉ số này đều giảm giá trong đó giảm giá mạnh nhất là GBP của Anh (giảm 4,21%), các đồng tiền còn lại là EUR, JPY, CAD, SEK, CHF giảm lần lượt là 2,58%; 0,82%; 0,73%; 4,18% và 1,81% so với cuối tháng 6.
Đối với khu vực châu Á, hai đồng tiền có mức biến động mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay là đồng baht (THB) của Thái Lan và đồng won (KRW) của Hàn Quốc nhưng lại theo hai hướng trái ngược nhau, THB tăng giá 4,35% so với đầu năm trong khi KRW giảm giá 6,61%.
Trong top 3 tăng giá trong 7 tháng đầu năm 2019 của khu vực châu Á, ngoài THB còn có INR của Indonesia và PHP của Philippines. Điểm chung của 3 nước này đó là tăng trưởng GDP tích cực, các ngân hàng trung ương nâng lãi suất vào cuối năm 2018 và duy trì đến nay.
Trong khi đó, GDP của Hàn Quốc đã tăng trưởng âm trong cả hai quý 2019. Quan hệ trục trặc với Nhật Bản, căng thẳng Triều Tiên không hạ nhiệt và xuất khẩu giảm mạnh do chiến tranh thương mại tạo áp lực giảm giá đối với KRW.
Tháng 7, Trung Quốc đón nhận thông tin tăng trưởng kinh tế quý 2/2019 chỉ 6,2%, mức thấp nhất trong vòng 27 năm gần đây nhưng vẫn nằm trong mục tiêu của chính phủ nước này là 6-6,5%. Tỷ giá USD/CNY giảm nhẹ 0,25%, về sát mức tỷ giá cuối năm 2018 là 6,88 CNY/USD.
Tại Việt Nam, dòng vốn FDI tháng 7 giải ngân đạt 1,45 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư khoảng 200 triệu USD. Mặc dù không tích cực bằng tháng 6 nhưng lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, tổng vốn FDI giải ngân là 10,55 tỷ USD, tăng 7,1% so cùng kỳ và cán cân thương mại thặng dư 2,06 tỷ USD. Thêm vào đó là các giao dịch bán vốn, phát hành quốc tế thành công giúp gia tăng nguồn cung ngoại tệ trong tháng.
Nhờ vậy, dù USD tăng giá khá mạnh trên thị trường quốc tế nhưng VND là một trong số ít các đồng tiền tăng giá trong tháng qua.
Ngay từ đầu tháng, tỷ giá USD/VND đã giảm xuống dưới tỷ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước NHNN là 23.200 VND/USD và tiếp tục giảm xa mốc này, chốt tháng ở mức 23.140/23.260, giảm 120 VND/USD đối với tỷ giá giao dịch của NHTM và 23.170/23.200, giảm 130/120 VND/USD với tỷ giá tự do.
Tỷ giá giảm sâu khiến một phần nguồn ngoại tệ tích lũy từ tháng 6 đã được bán về NHNN, giúp gia tăng dự trữ ngoại hối.
Như vậy riêng trong tháng 7, VND đã tăng giá 0,52% so với USD và tính chung cả 2 tháng 6 và 7 đã tăng giá 0,94%, bù lại toàn bộ mức mất giá 0,89% của đợt sóng tháng 5 khi ông Trump tuyên bố áp thuế 25% lên 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc.
Tại thời điểm cuối tháng 7, tỷ giá mua vào USD/VND của NHTM đã thấp hơn tại cuối 2018 là 25 VND/USD, tương đương 0,11%.
Đáng chú ý, dù tỷ giá giao dịch giảm mạnh nhưng tỷ giá trung tâm vẫn trong xu hướng đi lên, tăng tiếp 7 VND/USD trong tháng 7, lên mức 23.073 VND/USD, tiến dần đến tỷ giá mua vào của NHNN.
“Điều này cho thấy sự nhất quán trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước để có thể linh hoạt ứng phó với nhưng diễn biến bất ngờ từ bên ngoài mà thực tế đã xảy ra ngay vào đầu tháng 8” - SSI Reasearch nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương