Việt Nam có thể đàm phán FTA với Mỹ?
Cẩm nang doanh nghiệp dệt may: Tổng hợp cam kết trong các FTA / Việt Nam, Anh kỳ vọng vào FTA song phương
Tại Diễn đàn về hợp tác thương mại và công nghiệp với các đối tác châu Mỹ năm 2020, diễn ra sáng ngày 25/9, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên đã nói về khả năng này.
Diễn đàn Hiệp định về hợp tác thương mại và công nghiệp với các đối tác châu Mỹ. |
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, cơ hội xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ là cực kỳ lớn. Năm 2019, xuất khẩu dệt may chiếm thị phần 14%, điện thoại linh kiện chiếm thị phần 8,9%, giày dép chiếm 23,5%, thuỷ sản chiếm 6,5%... Như vậy, phần lớn các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn khiêm tốn.
Đặc biệt, đề cập tới tương lai Việt Nam có tính tới khả năng đàm phán một Hiệp định thương mại tự do với Mỹ, đại diện Bộ Công Thương cho rằng rất có thể. Nếu điều này trở thành hiện thực thì đây là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam.
Ông Khanh phân tích: Như ưu đãi tại Hiệp định TPP nay là Hiệp định CPTPP, ngành dệt may sẽ được cắt giảm 73,1% dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, giày dép được cắt tới 85% dòng thuế về 0%... Rõ ràng tiềm năng là rất lớn.
"Nếu Mỹ quay trở lại CPTPP, Việt Nam sẽ có FTA với tất cả các thị trường lớn trên thế giới. Điều này tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam", ông Khanh nói.
Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ mạnh dạn đầu tư hơn. Ví dụ, doanh nghiệp dệt may không phải "lăn tăn" câu chuyện có nên đầu tư nhà máy sản xuất vải hay không. Bài toán sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Trong khi đó, bàn về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối tác châu Mỹ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, châu Mỹ liên tục là châu lục đạt mức tăng trưởng kim ngạch thương mại cao nhất trong các đối tác của Việt Nam. Giá trị thương mại hai chiều trong vòng 10 năm qua đã tăng 3,5 lần, từ 28 tỷ USD vào năm 2011 lên 96,8 tỷ USD vào năm 2019, trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Mỹ đạt 73,6 tỷ USD và nhập khẩu từ châu Mỹ đạt hơn 23,2 tỷ USD.
Mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19, nhưng trong 8 tháng năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ vẫn đạt 69,3 tỷ USD, tăng 11,8% trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2019. Về đầu tư trực tiếp, tính đến hết tháng 8/2020, có 28 quốc gia châu Mỹ đầu tư tại Việt Nam với 1.530 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22,85 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững