Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2021
Đà Nẵng: Sẽ ban hành Quy chế phối hợp liên ngành chống thất thu thuế bất động sản / Hậu Giang siết chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu
Theo đó, giá trung bình nhập khẩu (NK) đạt 8,94 USD/kg, tăng 4% so với năm 2020.
Hiện tại, Ấn Độ đang dẫn đầu về cung cấp tôm cho Mỹ năm 2021. Ấn Độ XK 340.351 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 3 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và 24% về giá trị so với năm trước đó. Ấn Độ chiếm 38% tổng khối lượng NK tôm của Mỹ trong năm 2021 và chiếm 37% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Ngành tôm Ấn Độ vẫn đang phải chịu những tác động tiêu cực do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Ecuador đã trở thành nguồn cung tôm chính cho Mỹ kể từ tháng 7/2020 khi Trung Quốc tạm dừng NK từ một số công ty XK tôm lớn của Ecuador do lo ngại COVID-19 trên bao bì sản phẩm.
Về khối lượng tôm cung cấp cho Mỹ, Ecuador đứng thứ hai trong năm 2021 với 183.886 tấn, trị giá 1,36 tỷ USD, tăng 46% về khối lượng và 73% về giá trị so với năm 2020. Ecuador chiếm 20,5% tổng khối lượng NK tôm của Mỹ và chiếm 17% tổng giá trị NK tôm của Mỹ.
Indonesia đứng ở vị trí thứ ba về XK tôm sang Mỹ trong năm 2021. Năm 2021, XK tôm của nước này sang Mỹ đạt 174.583 tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 9% về lượng và 9% về giá trị so với năm 2020.
Việt Nam xếp thứ 4 trong cuộc đua xuất khẩu tôm sang Mỹ. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), XK tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2021 đạt 88.161 tấn, trị giá 969,2 triệu USD, tăng 33% về khối lượng và 39% về giá trị so với năm 2020. Tôm Việt Nam được NK vào 17 bang của Mỹ trong đó bang New York ghi nhận khối lượng NK nhiều nhất với 31.647 tấn, chiếm 36% tổng khối lượng NK tôm từ Việt Nam vào Mỹ, bang California nhập nhiều thứ hai với 23.995 tấn, chiếm 27% tổng khối lượng tôm NK từ Việt Nam.
Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2021.
Tôm nuôi (tôm thẻ, tôm sú) lột vỏ đông lạnh (tôm thịt) là sản phẩm Mỹ NK vào nhiều nhất trong năm qua. Sản phẩm này chiếm trên 1/4 khối lượng và giá trị NK tôm Mỹ với 223 nghìn tấn với giá trị trên 2 tỷ USD. Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ, Ecuador đứng thứ hai, Indonesia và Việt Nam lần lượt đứng thứ ba và tư.
Tôm thịt đông lạnh loại khác (tôm nước lạnh, tôm biển…) là sản phẩm NK lớn thứ 2, chiếm 19% khối lượng và 17% giá trị với 168 nghìn tấn, trị giá gần 1,4 tỷ USD. Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ tư.
Tiếp theo là tôm chế biến khác và tôm bao bột đông lạnh chiếm lần lượt 13% và 16% khối lượng và giá trị NK tôm của Mỹ, với 120 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD. Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ hai.
Năm 2021, trên thị trường Mỹ, mặc dù giá trung bình XK của tôm Việt Nam vẫn còn phải cạnh tranh mạnh với các nguồn cung đối thủ như Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ tăng trưởng đã ghi nhận cao hơn các nước này. Hiện Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong top các nguồn cung tôm chính cho Mỹ với tỷ trọng giá trị tăng từ 10,7% năm 2020 lên 12% năm 2021 và tỷ trọng khối lượng tăng từ 8,8% lên 9,8% tổng NK tôm của Mỹ.
Nhu cầu tôm của Mỹ dự kiến vẫn ổn định trong năm nay và đây là thị trường trọng điểm doanh nghiệp luôn cần tập trung phát triển. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ, VASEP cho rằng, ngành tôm Việt Nam vẫn cần có chiến lược bài bản về cải thiện giá thành nuôi tôm và chế biến tôm, cải thiện hoạt động chế biến và nắm bắt đúng thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo