Việt Nam thiếu chính sách phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm ngắn bền vững
Gần 13 tấn nông sản được thanh niên Bình Phước gửi tặng người dân Sài Gòn - Bình Dương trong mùa dịch / Nghịch lý giá bán nông sản giảm, giá vật tư sản xuất tăng 10-40%
Chủ trì Hội thảo “Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua xây dựng chuỗi cung ứng ngắn trong bối cảnh triển khai EVFTA”, sáng 29/10, PGS.TS. Đặng Minh Đức, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam cho rằng,SFSCs được định nghĩa là hệ thống phân phối có mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. bao gồm các hình thức bán hàng trực tiếp khác nhau như: Cửa hàng nông trại, chợ nông sản, cửa hàng thực phẩm địa phương hoặc mở rộng theo không gian để xuất khẩu.
Hội thảo về nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua xây dựng chuỗi cung ứng ngắn, sáng 29/10.
SFSCs thường được coi là một cách để thực hiện một hệ thống chuỗi bền vững hơn, cung cấp sản phẩm nông nghiệp lành mạnh và chất lượng tốt hơn với giá cả hợp lý, nhiều giá trị gia tăng hơn cho các nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
SFSCs cũng có thể được coi là phương tiện để tái cấu trúc chuỗi sản phẩm nông nghiệp nhằm hỗ trợ các phương pháp canh tác bền vững và tạo ra sinh kế dựa vào trang trại bền vững.
Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu, ở châu Âu, một số các mô hình chuỗi cung ứng nông sản ngắn đặc biệt thành công trên thế giới có thể kể đến như chuỗi Campana Amica của Italia, tính đến tháng 5/2016 đã thiết lập 10,199 điểm bán hàng trực tiếp, bao gồm: Cơ sở bán hàng của các trang trại, nhà hàng du lịch nông nghiệp, các cửa hàng nhỏ. Chuỗi Gruppi di Acquisto Solidale- Italia, trong giai đoạn 2004-2014 đã thu hút hơn 2.000 nhóm tham gia và đạt doanh số bình quân năm 90 triệu euro. Hay các chuỗi Flavour and Provenance’, Pays de la Loire, chuỗi ‘Le goût d’ici’, Bretagne, Pháp; Trang web Aitojamakuja.fi website của Phần Lan; hệ thống thực phẩm địa phương, Szekszárd, Hungary;The NEBUS Network, Flanders của Bỉ …đang đạt được sự tăng trưởng về kim ngạch và quy mô không ngừng mở rộng qua các năm.
SFSCs có đặc điểm là giảm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đôi khi người sản xuất phân phối sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn nhằm mục đích cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm phản ánh các đặc điểm như bản sắc địa phương, bản chất, sự lành mạnh và đáng tin cậy.
“Tuy nhiên, các chính sách, quy định khuyến khích phát triển SFSCs bền vững cho đến nay vẫn chưa có ở mức độ lớn ở Việt Nam. Ngoài ra, mối liên kết trực tiếp giữa nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp còn yếu với nhiều khâu trung gian dẫn đến thiếu các yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc”, PGS.TS. Đặng Minh Đức khẳng định.
Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm ngắn bền vững.
PGS.TS. Đặng Minh Đức chia sẻ: Hình thức SFSCs mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia như đối với hộ nông dân, phương thức này chính là kênh để đa dạng hóa các sản phẩm, hướng tới sản xuất tốt hơn, sạch hơn, thu được giá trị gia tăng cao hơn và nhờ đó bảo đảm doanh thu ổn định hơn. Đối với người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm nông sản sạch, an toàn do chính địa phương của mình làm ra với chi phí phù hợp hơn.
Đối với Nhà nước, chuỗi cung ứng ngắn đóng vai trò là một công cụ hữu ích trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo sinh kế bền vững cho các nông hộ, phát triển hợp tác xã, gắn kết các nông hộ, tạo lập hệ thống cung ứng thực phẩm an toàn, chiến lược thực phẩm tích hợp, phát triển kinh doanh và doanh nhân, hệ sinh thái khởi nghiệp, thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng thân thiện về xã hội và môi trường…
“SFSCs gần như là một khái niệm mới ở Việt Nam và chưa thu hút được nhiều sự quan tâm. Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích phát triển SFSCs bền vững. Đồng thời, sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp còn yếu. Giữacác hợp tác xã và nông dân - những tác nhân chính trong SFSCs thường bị hạn chế trong việc tiếp cận với kiến thức về sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, tiếp thị sản phẩm và công nghệ tiên tiến, hệ thống phân phối nông sản còn nhiều bất cập và liên quan đến nhiều khâu trung gian.... Do đó, các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp không có điều kiện ổn định để đáp ứng các yêu cầu đối với các quy định của châu Âu”, ông Đức nói.
Qua quá trình rà soát chính sách liên quan đến SFSCs, đánh giá lợi thế, lập quy hoạch, đáp ứng sản xuất trong bối cảnh hội nhập, TS. Bùi Việt Hưng, Viện Nghiên cứu Châu Âu cho rằng, hiện một số tiêu chí như hạ tầng công nghệ thông tin, hỗ trợ về thuốc bảo vệ thực vật chưa đáp ứng kỳ vọng. Một số tiêu chí như hạ tầng công nghệ thông tin, hỗ trợ về thuốc bảo vệ thực vật thì chưa đáp ứng kỳ vọng cho sự phát triển bền vững của SFSCs.
Ông Hưng khuyến nghị: “Các cơ quan chức năng cần ban hành chính sách hỗ trợ tài chính đối với SFSCs cũng như chính sách tiếp cận tín dụng đối với các hợp tác xã, nông hộ; chính sách nâng cao năng lực cho HTX về quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển thị trường”.
Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về truy xuất, các hình thức tem nhãn sản phẩm; tập huấn dựa trên nhu cầu người dân (thông tin thị trường xuất khẩu, các yêu cầu đặt ra).
Tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu, hoàn thiện về mô hình quản lý an toàn thực phẩm, tiến tới đưa các sản phẩm xuất khẩu.
Hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với việc thành lập các chuỗi cung ứng đã được thực hiện khá thường xuyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá
Giá heo hơi ngày 5/11/2024: Dao động trong khoảng từ 58.000 đến 64.000 đồng/kg