Nghịch lý giá bán nông sản giảm, giá vật tư sản xuất tăng 10-40%
Hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số, kết nối tiêu thụ nông sản trong lĩnh vực nông nghiệp / Hướng đi nào cho tiêu thụ nông sản nửa cuối năm trước sức ép của COVID-19?
Ngày 30/8, Tổ Công tác 3430 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã có báo cáo về vấn đề sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản, vật tư nông nghiệp các tỉnh phía Bắc và các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Theo đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 dẫn đến việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp còn chậm so với thời vụ thu hoạch, kéo theo giá một số mặt hàng nông sản giảm. Trong khi đó giá vật tư sản xuất tăng từ 10-40% so với đầu năm 2021 và đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Cụ thể, tại Lào Cai, giá bán rau xanh giảm khoảng 1.000-2.000 đồng/kg và tiêu thụ chậm hơn so với mọi năm. Mặt hàng chuối tiêu xanh từ nay đến cuối năm thu hoạch khoảng 17.500 tấn, tập trung vào tháng 9-11 nhưng hiện tại Trung Quốc dừng nhập khẩu chuối nên sẽ khó khăn trong tiêu thụ. Dự kiến trong tháng 9 thu hoạch 2.000 tấn chuối cần tìm thị trường trong nước để tiêu thụ.
Còn ở Lai Châu, Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu dẫn đến sản lượng chuối tồn đọng hiện nay khoảng 3.000 tấn, sản lượng dự kiến thu hoạch trong tháng tới là 4.000 tấn. Mặt hàng chè khô tồn kho còn khoảng 2.400 tấn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất sơ chế chè. Việc tiêu thụ các mặt hàng thủy sản chất lượng cao như cá tầm, cá hồi, cá nheo, cá lăng còn hạn chế.
Bên cạnh đó, do việc vận chuyển, lưu thông ra vào trong nội tỉnh và giữa các tỉnh thành khó khăn nên giá các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cao.
Giá thu mua nông sản miền Bắc giảm trong khi giá vật tư sản xuất tăng 10-40% so với năm 2020.
Theo Tổ Công tác 3430, giá phân bón tăng từ 20-50% so với cùng kỳ năm 2020, thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng khoảng 30% so với đầu năm 2021 và vẫn tiếp tục có xu hướng tăng do giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng. Thức ăn thủy sản tăng 20-30% so với cùng kỳ do giá nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài tăng (Hải Dương), một số sản phẩm thú y tăng nhẹ, giá thuê nhân công lao động tăng.
Để tháo gỡ những khó khăn nói trên, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục nắm bắt sát diễn biến, tình hình sản xuất và chỉ đạo địa phương duy trì hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực thực phẩm và vật tư nông nghiệp phục vụ tại chỗ, chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung ứng cho các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội và xuất khẩu.
Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc tháo gỡ lưu thông nông sản nhằm giúp người dân yên tâm sản xuất.
Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ sớm xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội đối với những người dân đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vaccine sẽ được đi đâu, làm gì ở các tỉnh, thành phố mà tỷ lệ tiêm vaccine đạt trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên để duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao