Quảng Ngãi: Nông dân hối hả thu hoạch nông sản, thủy sản...chạy bão số 5 để đảm bảo đời sống
Thanh Hóa: Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho công nhân về từ vùng dịch / Quảng Ngãi: Tạm thời phong tỏa KCN Quảng Phú để xét nghiệm toàn bộ công nhân
Trong hôm nay 11/9, nhiều hộ dân nuôi tôm, cá ở các xã Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) đều đang khẩn trương gấp rút thu hoạch tôm, cá trước khi cơn bão số 5 đổ bộ vào đất liền.
Gia đình ông Nguyễn Chí Thanh ở thôn Hòa Thuận, xã Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi) có 1.700m2 mặt nước, hiện có trên 2.000 con cá đối. Dự kiến cuối tháng 9 này mới thu hoạch, nhưng trước diễn biến khó lường của bão và lo sợ mưa lớn nước ngập tràn hồ nên gia đình ông phải tranh thủ thu hoạch nhằm tránh thiệt hại.
Ông Thanh chia sẻ: “Thời gian này do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, người mua thì ít mà giá bán lại thấp, cá đối chỉ có 70.000 đồng/kg, thấp hơn 30.000 đồng so với năm ngoái, nhưng trước tình hình mưa bão thế này nên cố gắng thu hoạch chứ không thì mất trắng”.
Nông dân tranh thủ thu hoạch tôm, cá tại xã Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi) trước khi bão số 5 vào đất liền.
Còn hộ ông Võ Văn Giáp, ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) có hồ tôm với diện tích 3.000m2. Dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng ông cũng phải bán với giá thấp để tránh thiệt hại do mưa, bão gây ra.
Theo thống kê sơ bộ, tại xã Tịnh Hòa và Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) hiện có hàng chục hồ nuôi tôm, cá với diện tích khá lớn, trong đó có nhiều diện tích ao nuôi đang trong thời điểm thu hoạch và chưa đến kỳ. Vì thế, việc người dân chủ động ứng phó với tình hình mưa bão xảy ra như hiện nay, sẽ phần nào giúp nông dân hạn chế thiệt hại do mưa, bão.
Riêng đối với xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh), trước những thông tin về cơn bão số 5 đổ bộ vào khu vực miền Trung nên đã huy động mọi người ra đồng nhổ mì giúp nông dân.
Hộ ông Minh Triển, ở thôn Hà Nhai Bắc, gia đình trồng 18 sào mì nhưng đã thu hoạch được 12 sào. “Những sào còn lại nếu không nhổ kịp, mưa lớn sẽ ngập úng, thối củ vì diện tích mì này nằm trên đất trũng, ứ nước, bị thất thu là chắc chắn”, ông Triển cho hay.
Nông dân hối hả thu hoạch sắn trước khi bão đến.
Vụ này, mì cho năng suất cao nên nhiều nông dân rất vui. Trung bình 1 sào mì cho năng suất 1,8 - 2 tấn. Thương lái thu mua tại ruộng với giá 1,7 triệu đồng/tấn, cao hơn 300 nghìn đồng/tấn so với năm trước.
Bên cạnh cây mì, nhiều nông dân cũng hối hả thu hoạch lúa hè thu. Những cánh đồng lúa mới chín khoảng 80 - 90% nhưng nông dân cũng phải chấp nhận thu hoạch sớm, nếu không lúa bị đổ ngã sẽ gây nảy mầm mà thất thu lớn.
Tại các thôn, xã trong vùng, chính quyền địa phương phải huy động nhiều phương tiện máy cày, xe kéo, xe máy.. để kịp vận chuyển lúa về cho người dân trước khi mưa, bão đến.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, toàn tỉnh còn khoảng 5.000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch. Sở NN&PTNT khuyến cáo người dân và các địa phương tranh thủ gặt với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tránh trường hợp lúa đổ ngã sẽ thiệt hại đến năng suất và sản lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Kỳ tích bệnh nhân hồi tỉnh sau 80 ngày sống thực vật
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen