Thị trường

Việt Nam xuất siêu sang 5 thị trường trong khối CPTPP

Năm 2018, trao đổi thương mại Việt Nam với thị trường CPTPP đạt gần 75 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất siêu sang 5 thị trường, gồm: Canada, Chilê, Mexico, Australia và Peru.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm hơn 70% / Xuất khẩu dệt may sang Nhật: Tạo thương hiệu bằng chất lượng

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019.

Là một thị trường lớn với tổng dân số khoảng 500 triệu người, CPTPP có tổng giá trị GDP năm 2018 là 11 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13% GDP và 14% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Năm 2018, trao đổi thương mại Việt Nam với thị trường CPTPP đạt gần 75 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất siêu sang 5 thị trường, gồm: Canada, Chilê, Mexico, Australia và Peru.

Năm 2018, trao đổi thương mại Việt Nam với thị trường CPTPP đạt gần 75 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất siêu sang 5 thị trường, gồm: Canada, Chilê, Mexico, Australia và Peru.

Bộ Công Thương cho biết, Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên trong Hiệp định này đạt 74,478 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2018 (cả nước 480,17 tỷ USD).

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu lượng hàng hóa đạt gần 37 tỷ USD, và nhập khẩu từ khối này 37,6 tỷ USD. Việt Nam siêu sang 5 thị trường gồm: Canada, Chilê, Mexico, Australia và Peru.

Hiện, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP với kết quả giao thương đạt 37,862 tỷ USD, chiếm gần 51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với các đối tác trong CPTPP. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 18,85 tỷ USD, nhập khẩu đạt 19 tỷ USD.

 

Việt Nam đang có ưu thế khi xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản sang các bạn hàng trong CPTPP. Trong khi đó, Việt Nam chi nhiều ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị; các sản phẩm điện tử; xăng dầu…

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, trong thị trường CPTPP, có nhiều tín hiệu mạnh nhất hiện nay là Canada và Mexico. Trong tổng số khoảng 500 giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi về thuế cho sản phẩm xuất khẩu vào CPTPP mà Bộ Công thương cấp chodoanh nghiệptrong 3 tháng đầu năm 2019 thì có tới 90% là hàng hóa xuất sang 2 thị trường Canada và Mexico. Điều đó cho thấy, thị trường CPTPP đang mở ra cơ hội, tiềm năng rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

CPTPP mới có hiệu lực từ đầu năm nay, nên những tác động nhìn được ở việc gia tăng giá trị xuất khẩu sẽ thấy rõ hơn vào cuối năm nay. Từ đó, các ngành hàng, doanh nghiệp tiếp tục có sự chuyển đổi sản xuất, đảm bảo hàng hóa có tính cạnh tranh cao cả về giá và chất lượng để chinh phục các thị trường, tận dụng lợi thế về ưu đãi thuế mà Hiệp định mang lại.

Theo Thế Hoàng/baodautu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm