Viết tiếp dự án Sky89: An Gia Investment lừa khách hàng?
Thưởng Tết 2019 sẽ được doanh nghiệp chi trả ra sao? / Hà Nội: Hậu thu hồi 22 dự án sai phạm, Vietnam Airlines, EVN và 21 ông lớn khác giờ ra sao?
Dự án Sky 89 vẫn là... bãi đất trống
Sau khi Doanh Nghiệp Việt Nam có bài viết “Dự án Sky 89: Cần cảnh giác khi đặt tiền”. Phản ánh dự án Sky 89, tọa lạc tại số 89 Hoàng Quốc Việt ( P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM) được đầu tư bởi Tập đoàn An Gia và quỹ Creed Group (Nhật Bản), dự án chưa xây móng nhưng đã ồ ạt thu tiền đặt cọc giữ chỗ từ khách hàng.
Tính đến ngày 18/10, dự án Sky 89 chưa có dấu hiệu thi công, vẫn đang là bãi đất trống (ảnh DL).
Đến nay đã hơn 2 tháng trôi qua, theo ghi nhận của PV, dự án vẫn là một bãi đất trống và chưa có dấu hiệu thi công.
Theo quan sát, công trường được rào chắn khá kỹ càng. Bên trong lèo tèo vài thiết bị cần cẩu và xe xúc hoạt động cầm chừng. Một số cột bê tông và sắt thép được tập kết ngổn ngang. Dù dự án hoàn toàn chưa có dấu hiệu thi công nhưng bên ngoài đã được nhân viên An Gia Investment cho giao dịch mua bán rầm rộ.
Trao đổi với N. V. N. – nhân viên tư vấn của chủ đầu tư An Gia Investment, đến thời điểm này (ngày 18/10 - PV) có hơn 85% căn hộ đã “có chủ”. Khi khách hàng có nhu cầu mua thì đặt cọc trước 50 triệu đồng để giữ chỗ. Sau khi thanh toán đến 75% giá trị hợp đồng thì chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà (phần thô) và sẽ bàn giao sổ hồng sau 8 tháng vào ở.
Theo tìm hiểu, để đủ cơ sở pháp lý mở bán, thu tiền của khách hàng tại dự án Sky89, ngoài việc phải hoàn thiện phần móng, chủ đầu tư còn phải tiến hành thêm các công đoạn như điều chỉnh thiết kế xây dựng, mật độ xây dựng, kiến trúc, kết nối hạ tầng... Nhưng xem ra trên thực tế, không rõ đến khi nào những phần việc quan trọng trên mới được hoàn tất.
Khách hàng có thể nhận “trái đắng”
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, việc nhiều dự án cố tình “lách luật” để huy động vốn không phải là vấn đề mới. Khi dự án chưa đủ điểu kiện pháp lý mở bán nhưng khách hàng vẫn đặt cọc giữ chỗ thì tính rủi ro rất cao.
Mô hình phối cảnh dự án Sky 89 của Tập đoàn An Gia (ảnh DL).
“Những điều luật về kinh doanh bất động sản, tài sản hình thành trong tương lai đã quy định rất rõ. Tuy nhiên, do chủ đầu tư muốn huy động vốn nhiều nhất, sớm nhất nên đôi khi "quên" những điều luật này. Khách hàng mà không tỉnh táo, thiếu hiểu biết thì hoàn toàn có thể nhận trái đắng”, ông Châu nói.
Một chuyên gia bất động sản cho biết, thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ về pháp lý không phải là hợp đồng mua bán. Thế nhưng lại có cùng bản chất là huy động vốn từ khách hàng thông qua đơn vị phát triển và phân phối dự án. Vì vậy, có tình trạng lúc ký hợp đồng đặt cọc, bên bán "vẽ" ra nhiều tiện ích, thiết kế căn hộ một đằng nhưng khi vào hợp đồng lại ra... một nẻo.
Vị chuyên gia này đưa ra khuyến cáo, đối với dự án hình thành trong tương lai, người mua nhà cần tìm hiểu các yếu tố như: Dự án đã được phép mở bán chưa, ngân hàng nào đứng ra bảo lãnh hay “sổ đỏ” đất thế nào... Có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của mình về sau.
“Trên thực tế có khá nhiều dự án mời khách hàng bỏ tiền ra lấy “phiếu ưu tiên giữ chỗ”, “đặt cọc giữ chỗ”... và nhiều năm sau dự án vẫn chẳng thấy động tĩnh gì”, vị này cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng