VNREA kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thu hút FDI trước thử thách mới / Chính sách tiền tệ thời… Covid-19: Kịp thời, thận trọng và không tràn lan
Trong đó, VNREA kiến nghị 4 nội dung chính:
Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid - 19).
Thứ hai, hoàn thiện văn bản pháp luật về bất động sản du lịch theo Chỉ thị số 11/CT-Ttg theo hướng nghiên cứu bổ sung các sản phẩm shophouse, shoptel và các sản phẩm tương tự và ban hành văn bản về chế độ sử dụng đất đối với các loại hình bất động sản này.
Thứ ba là tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho người dân thu nhập thấp mua nhà ở xã hội theo 2 kênh: ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng thương mại do nhà nước chi phối.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiêp và người dân.
Để chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến do Thủ tướng Chính phủ chủ trì nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản, VNREA vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng để chuẩn bị thông tin cho Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh” diễn ra tới đây.
Bất động sản nhà ở giảm mạnh về nguồn cung và lượng giao dịch
Trong công văn vừa gửi Bộ Xây dựng, VNREA cung cấp đầy đủ các số liệu về tình hình đầu tư, kinh doanh bất động sản trong năm 2019 của các doanh nghiệp thành viên. Số liệu có sự so sánh với năm 2018 và dự báo tình hình năm 2020. Cụ thể, VNREA cho biết, thị trường bất động sản nhà ở cả nước năm 2019 cho thấy sự sụt giảm mạnh mẽ cả về nguồn cung và lượng giao dịch. Trong đó, lượng cung năm 2019 đạt 107.284 sản phẩm, tương đương với 61,5% so với năm 2018; lượng giao dịch vào khoảng 72.828 sản phẩm, chỉ bằng 64,7% so với năm 2018
Đáng chú ý, tại Hà Nội, lượng cung đủ kiện bán hàng từ năm 2017 - 2019 liên tục giảm. Năm 2019 giảm 57 dự án, tương đương với 20.718 sản phẩm, chỉ đạt khoảng 89,78% so với năm 2018. Tại TP. HCM, lượng cung đủ kiện bán hàng năm 2018 - 2019 cũng cho thấy sự sụt giảm. Năm 2019, giảm 30 dự án, tương đương 3.512 sản phẩm, chỉ đạt 87, 59% so với năm 2018.
Thị trường bất động sản rất cần tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý.
Giá căn hộ, giá đất nền đều tăng mạnh
Bên cạnh đó, sau quãng thời gian dài từ năm 2018, giá bán căn hộ tương đối ổn định, cuối năm 2019, sự khan hiếm sản phẩm mới trong thời gian dài đã đẩy giá bán căn hộ trung và cao cấp tại Hà Nội tăng 5% so với quý IV năm 2018. Tại, TP.HCM từ quý II/2019 không còn căn hộ giá thấp nên không có dữ liệu để đánh giá. Giá bán căn hộ cao cấp tại các dự án có sự chênh lệch rất lớn, được chia thành nhiều nhóm như 45 triệu đồng/m2 - 75 triệu đồng/m2 (đây là nhóm phổ biến), 75 triệu đồng/m2 - 100 triệu đồng /m2, trên 100 triệu đồng/m2 và một số dự án cao cấp giá lên tới 250 triệu đồng/m2. Do biến động mạnh và khoảng giá lớn nên chưa xác định được phương pháp đánh giá.
Năm 2018, giá đất ở hầu hết các địa phương đều tăng mạnh, tăng từ 50 - 100% so với năm 2017. Đặc biệt tại một số địa phương có sự bùng nổ, giá đất tăng từng ngày (có vùng tăng đến 300% so với năm 2017) như Phú Quốc, Vân Đồn, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… Chỉ sau khi có sự kiểm soát mạnh của chính quyền thì thị trường mới giảm nhiệt, giá đất trở về mốc của năm 2017. Đến năm 2019, ở những khu vực có giá đất số, nóng lên, sau khi bị kiểm soát chặt dẫn đến giảm nhiệt mạnh đều cho thấy thị trường bất động sản có sự ảm đạm. Giá đất ở trong các dự án bất động sản tại các địa phương có hạ tầng đô thị tốt như Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn,… giao động từ 20 triệu đồng/m2. Tại các địa phương khác dao động 10 - 20 triệu đồng/m2.
6 nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng phi mã
Đánh giá chung về thị trường bất động sản nhà ở năm 2019, VNREA cho hay, thứ nhất, tại các đô thị lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang) và nhiều tỉnh thành trên cả nước, nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đô thị và nhà ở sụt giảm mạnh. Trong đó nguyên nhân chính được xác định là việc rà soát, thanh kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai… tại các dự án.
Thứ hai, so với năm 2018, lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh bởi nguyên nhân: Hệ lụy từ lượng cung sụt giảm, giá bất động sản có chiều hướng tăng, tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản bị siết mạnh làm giảm lượng giao dịch từ các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ; tâm lý e ngại lo sợ từ các nhà đầu tư, người tiêu dùng khi thị trường bất động sản xuất hiện nhiều dự án bất động sản không phù hợp với quy định pháp luật. Trong khi đó nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước gần như không có để giúp họ kiểm chứng.
Thứ ba, khan hiếm nguồn cung trong bối cảnh lực cầu mạnh tại đô thị đang là nguyên nhân chính làm tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội, TP.HCM. Tuy nhiên, khan hiếm nguồn cung không phải do không còn dư địa phát triển nguồn mà là do tạm thời ngưng phát triển từ các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, việc tăng giá mạnh khó được thị trường chấp nhận thể hiện ở một số hiện tượng: Đầu cơ sụt giảm, phân khúc cao có mức giá cao hơn 50 tr/m2 có tỷ lệ hấp thụ thấp (đặc biệt là những dự án đẩy giá với biên độ lớn)…
Thứ tư, sự lệch pha cung - cầu có biểu hiển mạnh, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM ngày càng khan hiếm nhà ở cho phân khúc giá rẻ, bình dân. Phân khúc cao cấp phát triển mạnh và phù hợp nhóm đối tượng khách nước ngoài nhưng lại bị giới hạn tiêu thụ bởi quy định lượng sản phẩm cho người nước ngoài. Tại một số địa phương mới phát triển, chủ trương phát triển nhà ở đô thị dành cho các chuyên gia, công nhân, lao động dịch chuyển không được quan tâm bằng chủ trương phát triển các dự án phân lô, bán đất nền.
Thứ năm, lực cầu trong năm luôn duy trì ở mức cao. Đặc biệt những dự án có pháp lý đầy đủ, được đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và được thực hiện bởi những nhà phát triển có uy tín, giá bán phù hợp…. Tỷ lệ hấp thụ thường đạt 70 - 80%. Đây là điểm sáng, điểm mạnh của thị trường bất động sản Việt Nam và là yếu tố tích cực vẫn thu hút các nhà đầu tư trong năm 2020.
Thứ sáu, ở một số địa phương giá đất được đẩy lên quá cao, nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế và hạ tầng đô thị đã tạo giá ảo. Hiện tượng này dẫn đến hệ lụy: Cơ quan Nhà nước điều chỉnh thuế đất, người dân đòi tăng tiền đền bù giải phóng mặt bằng, dẫn đến sự sụt giảm hoạt động đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời, giá ảo khiến các nhà đầu tư rời khỏi thị trường, làm suy giảm phát triển kinh tế địa phương và thị trường bất động sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng