Thị trường

Vốn ngoại cho các dự án điện độc lập: Nhiều nhưng không dễ

Thị trường vốn quốc tế có quy mô hàng chục nghìn tỷ USD, dư sức thỏa mãn nhu cầu vốn của Việt Nam nhưng sẽ chỉ dịch chuyển sang các quốc gia đáp ứng 3 tiêu chí: có quy mô thị trường đủ lớn; khả năng sinh lời ở mức hấp dẫn; rủi ro thấp.

Có 100.000 tỷ đồng, nông nghiệp công nghệ cao vẫn ‘đói vốn’? / 'Mong manh' chế biến nông sản

dc-Dang-Huy-Dong-JPG-1922-1606204257.jpg

Ông Đặng Huy Đông- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển.

Đây là nhận định của ông Đặng Huy Đông- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển (PDI) tại Hội thảo “Huy động vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập (IPP)”.

Cũng theo ông Đông, trong 10 năm tới, Việt Nam cần thu hút 150 tỷ USD để đầu tư các dự án phát điện, bằng một nửa tổng GDP hiện nay của đất nước. Với quy mô thị trường vốn trong nước hiện nay và trong ít nhất 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tế không thể đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho phát triển ngành điện lực.

Thực tế, theo tính toán sơ bộ của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 133,3 tỷ USD, trong đó cơ cấu giữa nguồn điện và lưới điện là 72/28; trong giai đoạn 2031 - 2045 là 184,1 tỷ USD và cơ cấu tương ứng là 74/26.

Do đó, việc thu hút được dòng vốn nước ngoài là điều hết sức cần thiết và với quy mô như hiện tại (tổng mức đầu tư đạt gần 13-15 tỷ USD/năm) thị trường Việt Nam đủ sức hấp dẫn được lượng vốn “khủng”.

Tuy nhiên, Việt Nam cần coi trọng vai trò của xếp hạng tín nhiệm quốc gia, vì thông qua đó sẽ giúp Chính phủ, định chế tài chính và doanh nghiệp khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế có thể giảm được chi phí huy động vốn.

 

Một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải thực thi để tuân thủ luật chơi quốc tế là cần phải chuẩn hóa, minh bạch theo thông lệ quốc tế về hợp đồng mua bán điện (PPA), vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chi phí vốn. Trong đó cần lưu ý có cơ chế chia sẻ, phân bổ rủi ro hợp lý, tránh chỉ đẩy rủi ro cho các nhà đầu tư.

Vấn đề tiếp theo là cơ chế về giá điện cũng cần đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, từ đó bảo đảm khả năng sinh lời cần thiết để thu hút các dòng vốn quốc tế. Đồng thời, thực thi sớm yêu cầu đẩy nhanh lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh, cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ, cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới; minh bạch giá mua bán điện đã nêu tại Nghị quyết 55. Bên cạnh đó, cần sớm triển khai nhân rộng và có cơ chế khuyến khích thu hút vốn ngoài nhà nước đầu tư xây dựng vào hệ thống truyền tải điện quốc gia.

“Thị trường vốn quốc tế rất lớn, hàng chục nghìn tỷ USD, dư sức thỏa mãn nhu cầu vốn của Việt Nam. Nhưng cũng như các hàng hóa khác, dòng vốn quốc tế có tính cạnh tranh rất cao theo đúng quy luật cung cầu và được vận hành theo những chuẩn mực nhất định, rất chặt chẽ đòi hỏi mọi người tham gia thị trường phải tuân thủ, không có ngoại lệ. Đặc biệt, vốn cũng như các hàng hóa khác, được giao dịch theo các mức giá khác nhau. Giá của vốn chủ yếu được xác định bởi mức độ rủi ro của khoản đầu tư, rủi ro cao, chi phí cao và kỳ vọng lợi nhuận cao, và ngược lại”, ông Đặng Huy Đông lưu ý.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm