Xây dựng Quỹ Tài chính nhà nước ở nhiều nơi còn bị trùng lặp
Gia Lai: Lão nông “thoát nghèo” thu lãi lớn từ cây na trên vùng sỏi đá / Xuất khẩu cá tra sang Trung Đông giảm mạnh
Sáng 2/8, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật, về quản lý và sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách Nhànước giai đoạn 2013-2018” đã có buổi làm việc với Chính phủ, các Bộ, ngành về nội dung này.
Bộ Tài chính cho biết, đến hết năm 2018, cả nước có hơn 40 quỹ và loại quỹ tài chính nhà nước được thành lập. Trong đó, có 17 Bộ, cơ quan Trung ương thành lập hoặc được giao quản lý 28 quỹ. Ở địa phương có hơn 20 quỹ, loại quỹ được thành lập, chủ yếu đều có quy mô nhỏ (dưới 5 tỷ đồng). Quy mô số dư các quỹ năm nay tăng khoảng 52,7% so với đầu năm 2017.
Theo đánh giá của Đoàn giám sát, các quỹ cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, góp phần thúc đẩy xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực tài chính trong xã hội thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, phát triển các hoạt động tài chính nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
Cả nước hiện có hơn 40 quỹ và loại quỹ tài chính nhà nước được thành lập. Ảnh minh họa: Thoibaotaichinhvietnam. |
Tuy nhiên, một số quỹ tài chính nhà nước trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ hoặc nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với Ngân sách Nhà nước. Việc huy động của một số quỹ còn hạn chế, nguồn thu chủ yếu vẫn là từ Ngân sách Nhà nước cấp.
Ông Hoàng Quang Hàm, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần có định hướng để có cách ứng xử hợp lý. Đối với các quỹ an sinh xã hội đóng góp tự nguyện của người dân không nên can thiệp sâu, nhưng cần giám sát và công khai.
“Đối với các quỹ về phát triển kinh tế xã hội cần quản lý chặt chẽ hơn. Đối với các quỹ ở địa phương cần phân tích có giải pháp đối với khung sắp xếp, mức độ nào nên sát nhập lại, ở mức độ nào phải tách ra hoạt động hiệu quả. Việc sát nhập sẽ giảm được biên chế quản lý, vấn đề nghiệp vụ cho vay, quản lý quỹ sẽ chuyên nghiệp hơn”. ông Hàm nói.
Để thúc đẩy hoạt động của Quỹ hiệu quả hơn trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ tiếp tục tập trung rà soát và sắp xếp lại các Quỹ tài chính nhà nước gắn với tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý quỹ, theo nguyên tắc, dừng những quỹ không có khả năng tự cân đối, hoạt động không có hiệu quả hoặc quỹ có nguồn thu và nhiệm vụ trùng chi với ngân sách; thực hiện nhập các quỹ có mục tiêu trùng lắp với nhau và chỉ thành lập những quỹ nào hoàn toàn không có. Quỹ nào không sử dụng đến Ngân sách Nhà nước và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội thì vẫn được thành lập.
“Có những quy định trong Luật đã chỉ rất rõ nhưng qua thực tế cần phải bỏ đi một số quy định như trong Quỹ bảo trì đường bộ phải có lộ trình hợp lý và làm từng bước. Có những Quỹ hiện nay vẫn phát huy hiệu quả như Quỹ phát triển rừng thì vẫn có thể đánh giá, rà soát lại và cũng vẫn có thể duy trì”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu