Thị trường

Xuất khẩu hạt điều khó khăn vì thị trường lớn giảm mua

Xuất khẩu điều nhân dự kiến sẽ nhiều thách thức trong thời gian tới khi lượng tồn kho của các thị trường lớn EU và Mỹ còn nhiều và tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Năm 2020 HAGL dự kiến lỗ trước thuế gần 360 tỷ đồng, chuối đóng góp hơn 80% doanh thu / Giá vàng hôm nay (10/6): Thị trường thế giới tăng vọt

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT0, trong tháng 5/2020, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất khẩu ước đạt 40 nghìn tấn với giá trị 247 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2020 đạt 179 nghìn tấn và 1,21 tỷ USD, tăng 14,5% về khối lượng nhưng giảm 0,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2020 đạt 179 nghìn tấn (Ảnh: Internet)

Xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2020 đạt 179 nghìn tấn (Ảnh: Internet)

Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 37,6%, 12,5% và 7,7% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 6.887 USD/tấn, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Khối lượng điều thô nhập khẩu trong tháng 5/2020 ước đạt 94 nghìn tấn với giá trị đạt 116 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2020 đạt 389 nghìn tấn và 550 triệu USD, giảm 17,5% về khối lượng và giảm 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường nhập khẩu hạt điều chính trong tháng 5 năm 2020 là Campuchia, Tanzania, Bờ Biển Ngà.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành điều thế giới trong thời gian vừa qua. Cả giá điều nhân và giá điều thô đều giảm sâu.

Chất lượng thu hồi điều năm 2020 thấp hơn rất nhiều so với năm 2019, nguyên nhân chính là do giá thu mua điều thô quá thấp nên nông dân không thu hoạch và phơi đúng cách.

 

Ngoài ra, dịch bệnh còn ảnh hưởng nhu cầu mua sắm tích trữ thực phẩm của người tiêu dùng dẫn đến tình trạng hạt điều chế biến sâu hết hàng trong các siêu thị ở các nước EU và Mỹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lượng điều nhân nhập khẩu vào EU và Mỹ tăng mạnh trong tháng 2 và tháng 4 năm 2020 vừa qua.

Sang giữa tháng 5, nhập khẩu vào hai thị trường Mỹ và EU có dấu hiệu chững lại. Một số nhà rang chiên đã đề xuất lùi lại ngày giao hàng cho những hợp đồng tương lai do lượng điều nhân tồn kho của họ còn nhiều.

Ngoài ra, giá của những mặt hàng cùng phân khúc với điều nhân như hạnh nhân, pistachio đang giảm mạnh cũng khiến cho các nhà nhập khẩu EU và Mỹ thận trọng cân nhắc trong việc mua thêm điều nhân trong giai đoạn này.

Vì vậy, xuất khẩu điều nhân dự kiến sẽ nhiều thách thức trong thời gian tới khi lượng tồn kho của các nhà xuất khẩu EU và Mỹ còn nhiều và tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lưu ý trong thời gian tới, giá điều nhân có khả năng sẽ tăng nhẹ khi một số nước Tây Phi thu hoạch điều thô đã vào cuối vụ, sẽ đẩy giá điều thô lên cao.

 

Các doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc đẩy nhanh các hợp đồng thu mua điều thô, khi chất lượng điều còn tốt; tận dụng khả năng giá điều nhân tăng trong những tháng tới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm