Thị trường

Xuất khẩu nông sản hậu Covid-19: Vẫn khó trăm bề

Xuất khẩu nông sản vẫn đang gặp khó khăn do đại dịch Covid - 19, dự báo phải hết quý II mới hy vọng phục hồi phần nào. Nhưng để gỡ khó cho việc xuất khẩu nông sản cho giai đoạn hậu dịch bệnh đòi hỏi các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần chuẩn bị các kịch bản, phương án linh động hơn.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hiệu quả cao từ mô hình trồng sen lấy củ / Tiền mặt sắp hết thời tại Việt Nam, người dùng sẽ "chạm và đi"?

Mới đây, do tác động của dịch Covid-19 nên Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) đã không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi XK. Điều này khiến cho việc XK quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật xem như không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020.

Từ câu chuyện 3 kịch bản XK vải thiều

Trước đó, để chuẩn bị cho lô vải thiều tươi đầu tiên cho XK sang thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước đạt 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn.

Lường trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang còn đưa ra 3 kịch bản cho XK quả vải. Kịch bản thuận lợi nhất là XK được sang tất cả các thị trường. Kịch bản thứ hai là XK có khó khăn nhưng vẫn có thể XK được. Kịch bản thứ ba trong bối cảnh khó khăn nhất là không XK được, khi đó chỉ có thể tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Về phía Bộ Công Thương đã đề nghị thúc đẩy Bộ MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho XK quả vải tươi vào Nhật. Mặt khác, thuyết phục phía Nhật xem xét các giải pháp khác thay cho việc phải cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng.

Từ trường hợp quả vải thiều, có thể thấy,dịch Covid-19 đã gây nhiều hệ luỵ đến hoạt động XK nông sản của Việt Nam sang thị trường chính yếu như Nhật Bản. Tương tự là các thị trường quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc…

Nhưng không phải mặt hàng nông sản nào cũng được chuẩn bị kỹ càng các kịch bản như câu chuyện vài thiều, còn nhiều mặt hàng khác khi có các yếu tố khách quan xảy ra gần như bị "tắc", không lối thoát và không phải mặt hàng nào cũng có thể tiêu thụ tốt ngay trong thị trường nội địa nếu chiều XK bị tắc.

Nhìn vào số liệu 4 tháng đầu năm nay có thể thấy một bức tranh khá ảm đạm về XK nông sản. Do ảnh hưởng dịch bệnh khiến cho nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sụt giảm mạnh về kim ngạch XK. Chẳng hạn như mặt hàng quả đạt 952 triệu USD (giảm 19,6%), cá tra đạt 420 triệu USD (giảm 31,9%), tôm đạt 748 triệu USD (giảm 11,8%), cao su đạt 383 triệu USD (giảm 31,1% so cùng kỳ năm ngoái), chè đạt 53 triệu USD (giảm 14,1%), hồ tiêu đạt 249 triệu USD (giảm 12%)…

Ngoài ra, giá hàng hóa sụt giảm cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động XK nông sản của Việt Nam. Điển hình như giá XK nhân điều giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2019, cà phê giảm 2,2%, chè giảm 13,1%, hạt tiêu giảm 19%.

XK nông sản cần chuẩn bị các kịch bản và phương án linh động hơn

XK nông sản cần chuẩn bị các kịch bản và phương án linh động hơn

Tận dụng tối đa lợi thế của các FTA

Để gỡ khó cho các doanh nghiệp (DN) nông sản khi thị trường XK bị "tắc" do Covid - 19, đại diện Bộ Công Thương nói rằng cần đẩy mạnh tổ chức các kênh kết nối tiêu thụ ở thị trường trong nước. Chẳng hạn như kết nối giữa hệ thống siêu thị với các DN để đưa nông sản vào chuỗi bán lẻ nội địa.

Bên cạnh đó, các DN nông sản cần chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, XK sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch Covid-19, có tính đến việc tận dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để đẩy mạnh XK và khôi phục thị trường.

TS. Nguyễn Quang Trung (Đại học RMIT Việt Nam) cho rằng đây là lúc Việt Nam cần đa dạng hóa các đối tác thương mại một cách mạnh mẽ hơn nhằm giảm sự phụ thuộc vào một hoặc hai thị trường trọng điểm về XK, và EVFTA là một yếu tố cần thiết trên hành trình đó.

 

Đơn cửnhư chuyện XK cá tra vào thị trường Mỹ trong mùa dịch này, hầu hết các DN XK cá tra lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%. Mức thuế chống bán phá giá cho cá tra sang thị trường Mỹ giảm mạnh. Bên cạnh đó, kim ngạch XK mặt hàng này sang một số thị trường cũng có dấu hiệu tăng trưởng khả quan.

Đây là thông tin tích cực đối với các DN XK cá tra của Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ tác động đến ngành nuôi cá trong nước.

Trong thời gian tới chuẩn bị cho giai đoạn hậu dịch Covid-19, giới chuyên gia khuyến nghị các DN XK nông sản cần tập trung khai thác các thị trường, khu vực thị trường hiện đang có các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.Nhất là cần mở rộng triển khai kết nối giao thương trực tuyến với các thị trường khác như châu Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, Trung Đông...Theo đó, cần đẩy mạnh kết nối XK các mặt hàng nông, thuỷ sản thế mạnh của Việt Nam và thuộc diện ưu tiên của các nước.

Ngoài ra, phương thức kết nối giao thươngtrực tuyến trên các ứng dụng internet (webinar) đã giúp nhiều DN trong nước tiếp cận được thị trường XK thông qua hàng trăm lượt giao thương trực tuyến với các đối tác từ Trung Quốc, Canada, Nepal, Ấn Độ, Singapore, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan…

Việc giao thương trực tuyến này giúp nhiều DN Việt tìm đầu ra cho nông sản trong bối cảnh XK sang thị trường chính Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm