Thị trường

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam 11/2020 giảm mạnh, chỉ đạt 11,7% so với cùng kỳ

DNVN - Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tháng 11/2020 đạt 280 triệu USD, tăng 15,7% so với tháng 10/2020, nhưng giảm 6,7% so với tháng 11/2019.

Xuất khẩu rau quả sụt giảm mạnh: Khuyến nghị với nông dân và doanh nghiệp / "Chiều lòng" được nhiều thị trường khó tính, xuất khẩu rau quả Việt tăng mạnh

Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, xuất khẩu hàng rau quả tháng 11/2020 đạt 280 triệu USD, tăng 15,7% so với tháng 10/2020, nhưng giảm 6,7% so với tháng 11/2019. Trong 11 tháng năm 2020, trị giá xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 3,01 tỷ USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 1,2% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, giảm 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 11 tháng của năm 2020, hầu hết các thị trường đều có giá trị xuất khẩu tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc, Lào và Hong Kong (Trung Quốc) với mức giảm lần lượt là 26,6%, 11% và 4,8%.

 Xuất khẩu rau quả của Việt Nam 11/2020 giảm mạnh, chỉ đạt 11,7% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam 11/2020 giảm mạnh, chỉ đạt 11,7% so với cùng kỳ.

Đại diện Cục này cho biết, giá trị xuất khẩu rau quả trong 11 tháng của năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm trước là do giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng giảm, trong đó có thanh long - mặt hàng chủ lực, chiếm thị phần cao nhất đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của mặt hàng rau quả (với 35,8% tổng giá trị xuất khẩu), đạt 977,2 triệu USD, giảm 10,3%; chuối đạt 148,4 triệu USD (chiếm 5,4%, giảm 13,1%). Xuất khẩu thanh long giảm mạnh đã ảnh hưởng tới toàn ngành hàng rau quả xuất khẩu.

Về thị trường xuất khẩu, Cục Xuất Nhập cũng đưa ra số liệu thống kê mới nhất từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho hay, nhập khẩu các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các sản phẩm khác của cây (mã HS 20) của Hà Lan trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 1,8 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, giảm 4,8% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhập khẩu bình quân mã HS 20 đạt 1.265,0 USD/tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Được biết, Việt Nam là thị trường cung cấp mã HS 20 lớn thứ 28 cho Hà Lan, lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng từ Việt Nam rất mạnh, đạt 8,8 nghìn tấn, trị giá 28,2 triệu USD, tăng 41,9% về lượng và tăng 43,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động khá mạnh tới việc xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang các nước. Dự báo, trong tháng 12, nhu cầu nhập khẩu rau quả tại nhiều nước sẽ tăng cao, do đó, các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu trong dịp cuối năm.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm