"Chiều lòng" được nhiều thị trường khó tính, xuất khẩu rau quả Việt tăng mạnh
Xe buýt TPHCM nguy cơ dừng hoạt động vì... hết tiền? / Đà Nẵng: Hai Sở Kế hoạch Đầu tư và Công thương phản bác số liệu thẩm tra đo mức độ hài lòng của công dân với công chức
Xuất khẩu rau quả có nhiều tín hiệu khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu rau quả sang Thái Lan đạt 68 triệu USD (tăng 233,4%); Hàn Quốc đạt hơn 67 triệu USD (tăng 21,8%); Hoa Kỳ đạt 62 triệu USD (tăng 6,1%); Nhật Bản đạt 57,7 triệu USD (tăng 15,5%); Hà Lan đạt 34 triệu USD (tăng 9%)…
Xuất khẩu có nhiều tín hiệu khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Một số sản phẩm của Việt Nam đã được chấp nhận tại nhiều thị trường khó tính.
Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, Nhật Bản vẫn đẩy mạnh nhập khẩu nhiều chủng loại trái cây, rau củ từ Việt Nam như: chuối, thanh long, vải, khoai lang… Đây là cơ hội lớn cho chuối Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này, sau thành công của vải thiều.
EVFTA có hiệu lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN ngành hàng rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu.(Ảnh minh họa: VGP)
Cùng với đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 tới được nhìn nhận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành hàng rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, việc EU cam kết mở cửa mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, cụ thể là xóa bỏ 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó nhiều sản phẩm Việt Nam sẽ có lợi thế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tạo cơ hội cho rau quả Việt Nam vào thị trường EU.
Dù vậy, theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản, EU là thị trường bậc cao nên ưu đãi về mặt thuế quan không phải hoàn toàn là màu hồng: “Muốn tận dụng tốt cơ hội, nông, thủy sản Việt Nam phải vượt qua các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn khắt khe… Từ năm 2016, ngành nông nghiệp đã tập trung vào các vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã bao bì… để ứng xử không chỉ với EVFTA, mà còn nhiều FTA khác. Bởi không chuẩn hóa thì không thể hội nhập bền vững”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT