Thị trường

Xuất khẩu sắn đối mặt với thách thức cạnh tranh

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,5 triệu tấn tương ứng với 973 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng và tăng 1,6% về giá trị so với năm 2018.

7 đề xuất đẩy mạnh 'xuất khẩu' công nghiệp xây dựng / Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2019 đáng lo ngại

Giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn bình quân năm 2019 ước đạt 386 USD/tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính trong năm 2019, chiếm tới 89,2% thị phần, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 1% về giá trị so với năm 2018. Theo sau là các thị trường Hàn Quốc (3,1%), Đài Loan (1,5%), Malaysia (1,2%), Philippines (1,2%).

Xuất khẩu sắn đối mặt với thách thức cạnh tranh (Ảnh Internet)
Xuất khẩu sắn đối mặt với thách thức cạnh tranh (Ảnh Internet)

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nhu cầu nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Trung Quốc từ Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu.

Trong năm 2020, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nêu rõ: Trung Quốc sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) với tinh bột sắn nhập chính ngạch từ 13% xuống còn 10%. Điều này khiến cho giá tinh bột sắn xuất qua khu vực biên mậu trở nên kém cạnh tranh hơn.

Hiện tại, nguồn cung sắn lát vụ 2019/2020 tiếp tục giảm do đầu vào khan hiếm và các nhà máy chế biến tinh bột sắn đẩy mạnh thu mua. Bên cạnh đó, giá ngô và giá lúa mì cũng tăng cao nên nhu cầu sản phẩm thay thế là sắn lát trong năm 2020 cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng được đánh giá sẽ tốt hơn.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm