Thị trường

Xuất khẩu thủy sản 5 tháng năm 2019 giảm cả về lượng lẫn giá trị

5 tháng năm 2019, xuất khẩu thủy sản giảm 1,82% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 748.200 tấn, trị giá 3,173 tỷ USD.

Phát triển nhà ở xã hội chỉ đạt khoảng 30% so với mức đề ra / Năng lực cạnh tranh của ngành ô tô Việt Nam còn rất yếu

Theo Bộ Công Thương ước tính, tháng 5/2019 xuất khẩu thủy sản đạt 176.000 tấn, trị giá 750 triệu USD, giảm 0,33% về lượng và giảm 1,64% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản giảm 1,82% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 748.200 tấn, trị giá 3,173 tỷ USD.

xuat khau thuy san 5 thang nam 2019 giam ca ve luong lan gia tri hinh 1
Xuất khẩu thủy sản 5 tháng năm 2019 giảm cả về lượng lẫn giá trị.

Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN... sẽ tăng, nhưng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Việc Hoa Kỳ tăng thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc. Do đó, các sản phẩm thủy sản của Trung Quốc sẽ quay trở lại phục vụ thị trường nội địa, đặc biệt là mặt hàng cá rô phi. Điều này có thể sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu cá tra của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc đã phê duyệt cho 33 mặt hàng thủy sản của Việt Nam được miễn thuế khi xuất khẩu vào Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu, trong đó có nhiều mặt hàng thủy sản thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.

Trung Quốc đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng kiểm nghiệm, kiểm dịch chất lượng hàng hóa quy mô lớn tại khu vực giáp biên với trang thiết bị hiện đại, có năng lực kiểm định không thua kém các cơ sở của nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU....

Bộ Công Thương khuyến cáo, từ ngày 1/10/2019, các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm. Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý đến phương thức sản xuất và xuất khẩu.

 

Cụ thể, cần lưu ý các yêu cầu mới về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như các quy định, tiêu chuẩn về bao bì, đóng - ghi nhãn hàng hóa và mã vạch vùng miền để xuất khẩu bền vững cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Đối với tôm, xuất khẩu sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và giá sẽ tiếp tục ở mức thấp. Do từ đầu năm 2019 đến nay thời tiết khá thuận lợi, nguồn cung tôm từ các nước nuôi tôm có sản lượng lớn như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia Thái Lan... đều tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Từ tháng 6/2019 nguồn cung tôm cung cấp ra thị trường toàn cầu sẽ tăng mạnh do các nước sản xuất lớn vào vụ thu hoạch như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Do đó, giá tôm được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp.

Theo vov.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm