Thị trường

Xuất khẩu tôm sang Nhật khó cạnh tranh vì giá đắt hơn tôm Ấn Độ

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản trong những tháng đầu năm năm 2021 sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn.

TP.HCM: Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu / Giá vàng hôm nay (14/1): Đảo chiều đi xuống

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 12/2020 ước đạt 700 triệu USD, lũy kếXK thủy sản cả năm đạt gần 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm 2019.

xuat-khau-thuy-san-4580-1610529448.jpg

Tận dụng lợi thế FTA để gia tăng cạnh tranh về giá của tôm Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh.

Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, đại dịch COVID-19 đã tác động khámạnh tới mặt hàng thủy sản của Việt Nam do dịch bùng phát mạnh và diễn biến phức tạptrên toàn cầu đã khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi, đơn đặthàng giảm từ 35 - 50%.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, XK thủy hải sảncác loại của Việt Nam giảm liên tục trong 2 quý đầu năm 2020. Tuy nhiên, bước sangquý III, XK thủy sản bắt đầu hồi phục với mức tăng trong tháng 9/2020 đạt mức tăngtrên 12% so với cùng kỳ năm trước, thị trường cá tra và tôm XK và trong nướccó dấu hiệu hồi phục.

Mặc dù vậy, vào tháng cuối của năm 2020, thị trường của 2 mặthàng này đều giảm sau khi có sự kiểm soát nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.

Phân tích thị trường Nhật Bản trong năm 2021, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản sẽ không tăng về lượng trong thời gian tới. Cơ cấu mặt hàng sẽ vẫn sẽ chuyển sang những sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp, tiện dụng ở nhà, dễ chế biến...

Hiện, Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản và có nhiều lợi thế từ FTA song phương với Nhật Bản đối với mặt hàng tôm. Tuy nhiên, XK tôm của Việt Nam tới Nhật Bản trong những tháng đầu năm năm 2021 sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn do chi phí sản xuất thấp hơn.

 

"Cần đặc biệt lưu ý các thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế từ các FTA để tăng tính cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm tôm của những đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Đối với thị trường Trung Quốc, mặt hàng tôm hùm sống và tôm khô đang có nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp cần lưu ý đặc biệt đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc ở hai mặt hàng này", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến nghị.

Ngoài ra, cơ quan này cũngdự báo XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2021 chỉ tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có thể bị chậm ở một số thời điểm. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt rõ các quy định, thủ tục để giảm thiểu rủi ro.

Trái với hai thị trường trên, XK thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới được dự báo sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của thị trường này tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dùng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm