Thị trường

Yếu tố mấu chốt để Việt Nam tăng tốc trong cuộc cách mạng 4.0

"Yếu tố mấu chốt để Việt Nam có thể tăng tốc độ phát triển trong cuộc cách mạng 4.0 là dữ liệu và thước đo thành công được chia sẻ một cách minh bạch.

Doanh nghiệp tư nhân tạo sức bật mới cho các địa phương / Kon Tum: Quỹ Hội giúp nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản, dân khá dần lên

Đây là lời chia sẻ của ông Jerry Lim – Tổng Giám đốc (CEO) của Grab Việt Nam tại phiên Hiến kế về khởi nghiệp và các mô hình kinh doanh mới thuộc Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 đang diễn ra tại Hà Nội ngày 2/5.

Yếu tố mấu chốt để Việt Nam tăng tốc trong cuộc cách mạng 4.0 - 1

Ông Jerry Lim – Tổng Giám đốc (CEO) của Grab Việt Nam

Theo vị CEO của Grab, nền kinh tế tư nhân cũng phải hợp tác với chính phủ để khơi thông nguồn vốn, thu hút tinh thần khởi nghiệp, nâng cao nhận thức, đảm bảo nhiệt huyết.

Theo ông này, Việt Nam muốn tận dụng Cách mạng 4.0 để phát triển cần đảm bảo doanh nghiệp truyền thống không bị ngăn cản, bó buộc bởi các quy định. Việt Nam cần khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ để cạnh tranh với công ty khởi nghiệp, thậm chí là hợp tác cùng nhau vì lợi ích chung. Đó là siêu hệ sinh thái, đem lại giá trị cho người dân, chính phủ và thậm chí trên quy mô rộng hơn.

"Chúng tôi hợp tác với các cơ quan khởi nghiệp sáng tạo, thu hút nguồn lực... muốn hợp tác với các công ty trong nước để tạo thành hệ sinh thái, muốn nghiên cứu để đưa nông sản đến thị trường. Đưa rau cỏ từ nông trại đến bàn ăn một cách nhanh chóng, dễ dàng, nhanh hơn, rẻ hơn, rút ngắn chuỗi cung ứng...'', ông Lim nói.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là không gian mà chúng ta gọi là cách mạng 4.0, tạo ra những cơ hội suy nghĩ khác và làm khác để đạt được các mục tiêu.

"Nếu chúng ta cứ đi theo châu Âu một cách tuần tự thì ta luôn đi sau, khởi nghiệp sáng tạo là cách để chúng ta làm khác. Chúng ta làm theo quy định, tiến theo quy trình là làm theo cái cũ, không bao giờ có đổi mới sáng tạo. Những gì chúng ta nói ở đây là phải thay đổi một cách căn bản với sự tham gia của chính phủ chứ không phải chỉ vài ba bộ ngành", TS Cung nói.

 

Theo ông Cung, hệ sinh thái của chúng ta đang thiếu rất nhiều. Bắt đầu từ đăng ký kinh doanh đã gặp vướng mắc, như doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa biết làm gì, mà đăng ký đòi hỏi phải cụ thể.

"Một mô hình kinh doanh du lịch nhỏ phải xin phép 6 tháng, đi đến đâu vướng đến đấy, ngăn cản đổi mới sáng tạo. Ứng xử với nó theo tôi là đừng lo quản lý, cứ để dân làm. Không phải nhà nước biết đến đâu quản đến đấy, mà quản lý phải vì phát triển. Start up sẽ tin rằng khó khăn của mình sẽ được giải quyết", Viện trưởng CIEM nói.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Thời gian qua, số lượng và chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng tăng với hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ông này cho biết, hiện Việt Nam có đến 50 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Cả nước đã hình thành thêm một số quỹ đầu tư như quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn Vingroup, với những vườn ươm tiêu biểu như vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hoà Lạc, vườm ươm doanh nghiệp CNC TP HCM, vườm ươm Đà Nẵng, trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp... Chất lượng và số lượng đơn vị đầu tư các start up có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 với tổng số vốn đầu tư 889 triệu USD, tăng ba lần so với năm 2017.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm