Ký ức của người cựu tù Côn Đảo về nơi “Địa ngục trần gian”
Lý tưởng tuổi trẻ, tôi luyện lên ý trí người chiến sĩ cách mạng
Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, ngay từ khi còn cắp sách tới trường chàng trai trẻ Lê Văn Quang đã ước mơ trở bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Nghe theo tiếng gọi của Đảng cùng lý tưởng của tuổi trẻ, ông đã giác ngộ và tham gia cách mạng từ những ngày đầu Tổng khởi nghĩa.
Sau cách mạng Tháng 8/1945, đến trước năm 1951 ông tham gia hoạt động tại chiến trường An Phú Đông (quận Gò Vấp ngày nay). Năm 1951, theo điều động của cấp ủy ông dời chiến khu vào hoạt động trong nội đô Sài Gòn - Gia Định.
Do tình hình thực tế lúc bấy giờ của Sài Gòn, ông phải hoạt động bí mật vào ban đêm, tiếp xúc và trực tiếp gây dựng cơ sở cách mạng trong nội đô. Cùng lúc đó, một tổ vũ trang của của chi đội 6 (Hội ủng hộ vệ quốc đoàn) chủ trương đào hầm bí mật, chiến lược lớn có thể chứa một trung đội, nhằm tiếp nhận và cất giấu vũ khí tại địa chỉ số 122/351, đường Ngô Gia Tự, phường 9, quận 10 nhằm chuẩn bị chiến đấu lâu dài với địch.
Đầu năm 1957, tổ chức không may bị “bại lộ”, ông và các đồng chí của mình bị cảnh sát Ty Đặc cảnh miền Đông của Mỹ bao vây trụ sở và bị bắt.
Chúng lấy cớ “hoạt động cách mạng bất hợp pháp” nên đã đưa ông cùng một số chiến sĩ của Ban tuyên huấn Sài Gòn- Gia Định ra xét xử và kết án. Riêng bản thân ông chịu mức án 8 năm tù giam. Sau đó địch lần lượt đưa ông qua nhà lao Gia Định, trại giam Phú Lợi, khám Chí Hòa… đến cuối năm 1957, chúng “đày” ông ra Côn Đảo.
Ký ức nhà tù Côn Đảo nơi “địa ngục trần gian
Côn Đảo, nhà tù lớn và thuộc loại lâu đời nhất Việt Nam. Trong 113 năm tồn tại (1862- 1975), nơi đây đã giam cầm, đầy đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Pháp đã xây dựng hệ thống nhà tù lớn nhất Đông Dương tại đây, nhằm thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng bằng khổ sai, nhục hình, đói khát, bệnh tật…giam hãm con người trong tình cảnh “sống cũng như chết”.
Ông kể lại, sau khi chúng đưa tôi qua nhiều nhà lao ở đất liền và dùng nhiều thủ đoạn từ “dụ dỗ” đến “tra tấn” nhằm lay chuyển, lôi kéo tôi từ bỏ sự nghiệp đấu tranh cách mạng, hòng tìm ra manh mối của Đảng nhưng “bất thành” chúng đã “đày” tôi ra nhà lao Côn Đảo. Tại đây bọn cai ngục đối xử với tù nhân hết sức dã man.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với cựu tù Côn Đảo- Lê Văn Quang (Ba Thiện), những ký ức đó như mới xảy ra ngày hôm qua, thiêng liêng và nguyên vẹn về chốn “địa ngục trần gian” rùng rợn đó. Đôi mắt ông trùng xuống, khi nhớ lại: “Tôi vẫn nhớ như in những tháng ngày bị đầy ải, tra tấn dã man nơi nhà tù Côn Đảo. Giờ đã hằn sâu trong tâm trí của tôi. Tôi xót thương những đồng đội của mình đã không có cơ may sống sót trở về đoàn tụ cùng gia đình”.
Tại nhà tù Côn Đảo ông và các đồng chí cách mạng đã trải đủ các ngón đòn tra tấn dã man chỉ có trong thời trung cổ. Hết đánh đập, nhốt vào chuồng cọp, phơi nắng nhiều tuần liên tiếp, bị rải vôi sống… đích chúng “ngắm” là bắt những người tham gia cách mạng, ký đơn tự ly khai ra khỏi Đảng.
Ông tâm sự, đầu năm 1961 chúng đưa ra chiêu bài nhằm qua mặt các chiến sĩ cách mạng, nhất là tù chính trị đang bị giam cầm tại Côn Đảo. Chúng đưa ra cam kết tù Côn Đảo nếu ai dời khỏi Đảng, từ bỏ đấu tranh cách mạng sẽ được hưởng “thiên đường” đãi ngộ, sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Biết được ý đồ thâm độc của kẻ thù, ông và các đồng chí của mình đã phát động phong trào chống ly khai ngay trong nhà tù.
Cuộc đàn áp, ép ly khai ra khỏi Đảng đối với tù nhân chính trị của địch “bất thành”. Cuối năm 1961, bọn cai ngục và binh lính nhà tù Côn Đảo dùng “hỏa tiễn” bắn vào anh em tù chính trị, sau khi đày đọa phơi nắng, phơi sương…Nhưng rước sự đấu tranh mạnh mẽ của tù nhân cách mạng đã làm bọn cai ngục chùn bước. Các cuộc đàn áp, bắt ly khai ra khỏi Đảng đối với tù nhân lần lượt bị thất bại trước ý chí bất khuất, không gì có thể lay của lý tưởng cách mạng.
Khi nói tới “chuồng cọp”, giọng ông như lạc đi, bởi những hình ảnh những khu chuồng bao quanh bằng dây thép gai, sự chật chội lại ùa về trong ký ức của ông, khi bị “nhốt” vào chuồng cọp phải chịu cảnh “đứng không đứng được, mà ngồi cũng không xong”.
Sau nhiều cuộc đàn áp đã có nhiều đảng viên ưu tú hi sinh. Nhưng điều kỳ diệu là tổ chức Đảng nơi “địa ngục trần gian” vẫn bí mật hoạt động, liên lạc của tổ chức Đảng thường xuyên được giữ vững. Chốn lao tù Côn Đảo đã trở thành “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản, tôi luyện lý tưởng kiên trung của tù nhân đối với cách mạng.
Hàng ngày những bữa ăn cho tù nhân là cơm hẩm, canh thiu rau dền già đầy trứng sâu nấu với muối, trong thức ăn đầy cát, sạn. Đám tù tay sai được bọn cai ngục kích động bản tính lưu manh hung ác như một bầy quỷ dữ, luôn chầu trực nhằm “ăn thịt người” bằng việc tra tấn tù nhân. Nếu gọi Côn Đảo là “địa ngục trần gian”, thì hầm xay lúa là “địa ngục của địa ngục trần gian”. Nhưng “chất ngọc” của người cộng sản luôn tỏa sáng trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của trần gian Côn Đảo.
Trong câu chuyện của ông về chốn lao tù Côn Đảo, mỗi người khi nghe đều cảm thấy “rùng rợn” và “ghê sợ” khi chứng kiến những căn phòng nóng bức, ngột ngạt với nhiều công cụ và hình thức tra tấn dã man, phi nhân tính nhất. Cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người với nhau.
Đối với tù nhân Côn Đảo, vượt ngục thực sự là cuộc đấu tranh sinh tử, chạy đua với tử thần, đi vào chỗ chết để tìm sự sống. Ông tâm sự: “Thế nhưng, dù phải chịu những hình phạt man rợ, nhiều tổn thất hi sinh cũng không ngăn được ý chí, quyết tâm vượt ngục của những người tù cộng sản, với khát vọng luôn thôi thúc trở về đất liền tiếp tục hoạt động cách mạng”.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng Đánh khi nói về người tù cách mạng ở Côn Đảo, ông đã viết : “Mỗi lần có tù nhân vượt ngục thành công, hay mãn hạn trở về, nhà tù Côn Đảo lại cống hiến cho đất nước những người chiến sĩ cách mạng được thử thách và tôi luyện đã thúc đẩy phong trào cách mạng đi lên”.
Sau 8 năm bị “đày” ra Côn Đảo”, ông không tài nào nhớ hết được bản thân đã chịu bao nhiêu trận tra tấn, thương tật trên cơ thể mình ra sao. Đến tháng 1/1965, chúng buộc phải trả “tự do” và thả ông tại khám Chí Hòa (Sài Gòn). Ngay sau đó ông đã tìm cách bắt liên lạc với các đồng chí cách mạng của mình và ra hoạt động tại chiến khu Củ Chi cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
“Thời gian trôi theo quy luật tất yếu của cuộc sống, nhưng trong suy nghĩ của tôi không thể nào quên được ký thức đau thương nhưng hết sức hào hùng nơi nhà lao Côn Đảo. Những lúc như vậy tôi lại nhớ về đồng đội của mình, những chiến sĩ cách mạng đã anh dũng đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Có những năm tháng họ đã sống, chiến đấu và chiến thắng như thế”. Ông “bồi hồi” nhớ lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc