Làng biển cá voi
Cảnh Dương ở huyện quảng trạch, là một trong 8 làng “bát danh hương” của Quảng Bình. Khi nghe tôi hỏi về bộ xương và những ngôi mộ cá voi, ông Phạm Quốc Hồng đã tỏ ra phấn chấn, ở tuổi 75 ông còn rất minh mẩn, gióng nói sang sáng, mắt đọc chữữ không cần kính. Ông bảo là ông từng là phó chủ tịch hội nghề cá của xã mấy chủ chục năm trời, giờ tuổi già rồi về nghỉ.
Ông băt đàu câu chuyện rằng dân làng biển Cảnh Dương không gọi là có voi mà là “đức ông”, "đức bà” một cách thành kính. Tục truyền đây là loại cá hiền từ , linh thiêng luôn đồng hành với người dân gặp hoạn nạn thì được cá che chở, cứu độ. Năm 2007 một trong những chiếc tàu đánh bắt ra bờ của Cảnh Dương bị hỏng, nước tràn ngay sau đó, mọi người thấy hai con bơi lượn hai bên tàu. Như tiếp thêm động lực, các thợ máy, ngư dân đả gồng mình sửa được tàu. VÌ thế trên biển mà gắp cà voi đó là sự may mắn, còn khi cá dạt vào bờ, người miền biển tuyệt đội không bao giờ, xâm hại mà huy động trai tráng dù cá ra lại ngoài khơi. Nếu cà kiệt sức hoạc xác cá dạt vào , ngư dân tiền hành cúng bái, chôn cất theo nghi lễ đĩa phương.
Theo gia phả Tây Trung họ Trương ở Cảnh Dương thì năm Kỷ Tị 1809 đời Gia Long thứ 9, đức bà đã vào, các dòng họ trong làng tổ chức đón linh đình. Đến năm Đinh Mùi (1907) đời Duy Tân thứ 16, Đức ông vào. Còn theo tục truyền , năm 1816 đức bà vào, năm 1918 thì đức ông vào làng biển Cảnh Dương và được bà con chôn cất, thờ phụng, lưu truyền cho đến nay.
Để chứng minh, ông Hồng dẫn tôi ra Ngư Linh Miếu, nơi đang cất giữ, thờ cúng hai bộ xương đức ông , đức bà. Ông Hồng bảo, đây là hai bộ xương, đức ông, đức bà lớn nhất hiện nay. Với xương như thế khi còn sống đức ông, đức bà củng nặng trên dươí 100 tấn. Ông Hồng bảo, khi đức ông, đức bà dạt vào bờ, dân làng đã chôn cất cẩn thận, sau này mới lấy xương lên thờ cúng. Đến nay những cao niền trong làng như ông Hồng vẫn không biết được ngày xưa cha ông đã đưa đức ông, đức bà lớn như vậy vào và chôn cất bằng cách nào. Trước đây hai bộ xương được thờ cúng tại đình cổ của làng năm 2007 thì rước Nga Ngư Linh Miếu, dân làng đung bốn xe bò ghép lại chở hai cái thuyền lớn chứa hai bộ xương, khi đoàn xe đến đúng Ngư Linh Miếu thì tự nhiên bị gãy.
Với những con vào bờ sau, người Cảnh Dương gọi là cá cô, cá cậu. gần đây nhất là năm 2009, một cá cô vào an ngư trên bờ biển tại vị trí có Ngư Linh Miếu “ khoảng 1 giờ sáng thì cá cô lợi vào , dân làng phát hiện đã đẩy ra xa bờ nhưng khoảng nửa đêm sau cá cô lại quay lại, lúc đó cá đã yếu nên mọi người đưa lên bờ tắm rửa sạch sẽ, bọc vải đỏ, đóng ván dầy rồi cùng đưa ra nghĩa đĩa đề chô cất. Cá dài đúng 4m” ông Hồng Kể Lại.
Toàn xã Cảnh Dương hiện có 373 tàu công suất 20CV trở lên, là đĩa phương có đội tàu đánh bắt xa bờ hùng hậu nhất huyện. Sinh ra từ biển, sống bám biển, vì thế dân làng thấy càng linh thiêng, tôn thờ cá ông, cá bà, coi đó như một liệu pháp tinh thần để vượt sóng dữ giữa trúng khơi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất