LHQ "bị" yêu cầu che đậy sự thật về nhiệt độ Trái đất
Bản photo bị rò rỉ của một báo cáo Liên hợp quốc (LHQ), do hàng trăm nhà khoa học soạn thảo, cho thấy, các chính trị gia ở Mỹ, Bỉ, Đức và Hungary đã bày tỏ lo ngại về dự thảo báo cáo cuối cùng.
Theo kế hoạch, bản báo cáo sẽ được công bố chính thức vào tuần sau và dự kiến sẽ đề cập tới sự thực rằng, năm 1998 là năm nóng nhất trong lịch sử Trái đất và kể từ đó, nhiệt độ thế giới chưa từng vượt qua ngưỡng này. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn đang phải vật lộn tìm cách lý giải hiện tượng đó.
Bản báo cáo là thành quả nghiên cứu 6 năm qua của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc LHQ. Tuy nhiên, các tài liệu rò rỉ mà hãng thông tấn AP có được, hé lộ những quan ngại sâu sắc của các chính trị gia thế giới về sự bất biến của hiện tượng ấm lên toàn cầu trong vài năm trở lại đây.
Đức đã kêu gọi xóa bỏ các thông tin đề cập tới sự chậm lại của hiện tượng ấm lên toàn cầu trong báo cáo, viện dẫn lí do rằng, khoảng thời gian nghiên cứu chỉ 10 - 15 năm "gây hiểu nhầm" và đáng lẽ các tác giả phải tập trung xem xét hàng thập niên hoặc hàng thế kỷ.
Hungary lại lo lắng, báo cáo sẽ cung cấp thêm lý lẽ cho những người chối bỏ việc biến đổi khí hậu là "thảm họa nhân tạo". Bỉ cũng phản đối sử dụng năm 1998 làm mốc khởi đầu cho nghiên cứu thống kê, vì đây là năm nóng bất thường và khiến đồ thị trông có vẻ đi ngang bằng. Quốc gia này đề xuất, thay vào đó, dùng năm 1999 hoặc 2000 làm điểm khởi đầu thống kê để tạo ra đồ thị có đường đi lên hơn.
Đoàn đại biểu Mỹ thậm chí can thiệp, đòi các tác giả báo cáo phải giải trình về sự thiếu ấm nóng lên của Trái đất, sử dụng "giả thuyết phổ biến" hiện nay rằng, hiện tượng giảm ấm nóng là do các đại dương hấp thu nhiều hơi nóng hơn và quá trình đó đang làm nước biển nóng lên.
Báo cáo đánh giá gần đây nhất của IPCC được công bố năm 2007, và cũng từng là chủ đề gây tranh cãi nảy lửa sau khi phải chỉnh sửa tuyên bố rằng, dãy núi Himalaya sẽ tan biến vào năm 2035.
Sự việc sau đó được coi là bê bối "Climategate", do hàng loạt thư điện tử rò rỉ dường như phanh phui việc các nhà khoa học có liên quan đang cố gắng thao túng dữ liệu thu được, nhằm khiến báo cáo thuyết phục hơn. Dẫu vậy, nhiều cuộc điều tra khi đó đã không hề phát hiện sai phạm nào.
Báo cáo sắp công bố, dày khoảng 2.000 trang, sẽ được trình lên đại diện của 195 chính phủ trên thế giới vào tuần tới, tại mội hội nghị ở Stockholm, Thụy Điển. Các đại biểu có thể thảo luận về những sửa đổi mà họ muốn. Nhưng do văn bản tóm tắt nội dung báo cáo, dài 20 trang đã được gửi cho các nhà hoạch định chính sách của các nước xem trước từ tháng 6, nên nó đã nhận được hàng trăm phản đối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
CLIP: Chó nhà hăng máu khiêu chiến rắn hổ mang và cái kết gây 'sốc'
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ