Lỗ nghìn tỷ do biến động tỷ giá, đòi tính vào giá điện để bù
Bù lỗ tỷ giá bằng giá điện
Theo thông tin từ Bộ Công thương, trong cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 8/2015 ngày 3/9, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc TKV tiết lộ rằng, do chênh lệch tỉ giá đã làm phát sinh khoản lỗ cho tập đoàn khoảng 1.200 tỉ đồng.
Tương tự, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN, tỉ trọng điện của TKV chỉ chiếm 10-15% toàn hệ thống đã lỗ khoảng 1.200 tỉ đồng. Nếu cộng toàn hệ thống thì khả năng khoản phát sinh lỗ do tỉ giá có thể gấp hơn 10 lần con số 1.200 tỉ đồng do TKV thống kê.
Ông Ngô Sơn Hải cũng nhấn mạnh, Tập đoàn đang thống kê số liệu báo cáo Bộ Công Thương để có hướng giải quyết, nó có ảnh hưởng rất lớn đến ngành điện nói chung. Nếu tất cả các đơn vị điện của TKV, PVN cũng lại đưa hết vào giá điện sẽ tác động rất lớn tới bức tranh tài chính của Tập đoàn.
Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Ninh Văn Quỳnh cũng cho biết, hiện đơn vị này đang phải vay lượng lớn ngoại tệ để thực hiện các dự án lớn, nên việc điều chỉnh tỷ giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở đó, cả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã đề xuất tính phần lỗ do chênh lệch tỉ giá này vào giá điện.
Ngành điện cân nhắc
Liên quan đến đề xuất này, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công thương vừa qua, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) cho biết: "Nói chung đối với các DN có hợp đồng vay vốn ngoại tệ, đầu tư, chi phí mua nguyên vật liệu thì đều bị ảnh hưởng do biến động của tỷ giá".
Ông này cũng cho hay, khi tỷ giá có biến động, Cục ĐTĐL đã yêu cầu các đơn vị phát điện trong đó có cả TKV tính toán ảnh hưởng của tác động chênh lệch tỷ giá. Đây là công việc thường xuyên của các đơn vị phát điện bắt buộc phải báo cáo hàng quý.
"Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có những biến động mạnh về tỷ giá nên các đơn vị đã báo cáo sớm hơn và khi các đơn vị có báo cáo lên, Cục ĐTĐL sẽ cân đối khả năng chịu đựng của DN cũng như ảnh hưởng đến chi phí bán lẻ như thế nào để có đề xuất cụ thể", ông Phúc cho hay.
Ông Phúc cũng lưu ý, trong trường hợp có chênh lệch lớn, Cục ĐTĐL sẽ có thảo luận với Bộ Tài chính, qua đó có đề xuất với lãnh đạo hai Bộ: Công Thương và Tài chính hướng giải quyết chênh lệch tỷ giá cho phù hợp.
Ông Đinh Thế Phúc cũng cho biết, Cục ĐTĐL cũng đang tổng hợp báo cáo từ các đơn vị vì vậy chưa có đề xuất cụ thể đối với lãnh đạo hai Bộ liên quan đến chênh lệch tỷ giá cũng như việc tính toán sự chênh lệch này vào giá thành điện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển