Lý giải nguyên nhân về sự tuyệt chủng của voi ma mút
Theo đó, kết luận của các nhà khoa học sau khi nghiên cứu băng tích ở đảo Greenland và DNA của những sinh vật cổ, và đã được công bố trên tạp chí Science cho hay một loạt những biến đổi về khí hậu trong 60 triệu năm gần đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của loài voi ma mút và các động vật to lớn ở kỷ băng hà.
"Khi mà con người còn chưa xuất hiện tại những vùng đất ngự trị của các loài khổng lồ thì ở đó đã xảy ra hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt. Nếu như thêm vào những tác nhân bởi con người ngày nay và sự tàn phá của hiện tượng ấm lên toàn cầu đang gây ra cho môi trường, chúng tôi có những câu hỏi đáng lo ngại rằng những gì đang chờ đợi thế giới của chúng ta trong tương lai" - Alan Cooper đến từ trung tâm DNA cổ đại ở Adelaide, Australia.
Cooper và các đồng nghiệp của mình khi đối chiếu DNA của các loài sinh vật cổ khác nhau với sự thay đổi khí hậu của trái đất trong khoảng thời gian 50-60 nghìn năm đã làm sáng tỏ rằng, sự xuất hiện của con người tại những vùng cực Bắc trái đất và Tân Thế Giới hiếm có khả năng là nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng cho voi ma mút, tê giác có lông, culi khổng lồ (con lười) và các đại diện của động vật khổng lồ.
Kết quả đối chiếu cho thấy, rất nhiều loài động vật khổng lồ bị diệt vong ở nhiều nơi trên trái đất hoặc là biến mất hoàn toàn khỏi bề mặt hành tinh trong những giai đoạn có sự biến đổi khí hậu đột ngột - họ gọi chúng là các thời kỳ tan băng, khi mà có sự phân tách giữa một kỷ băng hà này với kỷ băng hà khác.
Ngay cả những phân tích DNA của các loài thực vật ở thời kỳ đó cũng cho thấy voi ma mút và các loại động vật cỡ lớn bị tuyệt chủng do nguyên nhân khí hậu. Năm 2014, nhà sinh vật học tiến hóa Eske Willerslev và đồng nghiệp đã phát hiện: một trong những nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của voi ma mút có thể do thức ăn ưa thích của chúng - cỏ ba lá và các loại thực vật thân cỏ khác - đã bị biến mất khỏi các vùng đất băng giá không lâu trước khi xảy ra tuyệt chủng.
Trước đó, theo tiến sĩ Love Dalen (bộ phận phân loại di truyền thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thụy Điển), do đảo Wrangel quá nhỏ nên ban đầu người ta nghĩ rằng, một quần thể voi ma mút quan hệ đồng huyết và gây ra tình trạng thiếu đa dạng di truyền khiến chúng tuyệt chủng.
Khi toàn bộ voi ma mút ở lục địa Á, Âu giảm từ hàng chục ngàn xuống còn một số ít trong kỷ Băng hà, đã có sự sụt giảm 30% về đa dạng di truyền. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đó là một sự sụt giảm bình thường.
Ông Dalen cho biết: “Khi kiểm tra mẫu vật từ đảo Wrangel, chúng tôi nhận thấy đã đạt đến một thời điểm mà tình trạng này trở nên ổn định và sự đa dạng di truyền không bị mất thêm. Giai đoạn này kéo dài cho đến khi những con voi ma mút bị tuyệt chủng”. Điều này, theo ông, đã phủ định giả thuyết đồng huyết. Các con voi trên đảo đã bị cô lập trong gần 6.000 năm nhưng vẫn duy trì một quần thể ổn định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc