Marcom

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Giải pháp hữu ích giai đoạn “bình thường mới”

Trong khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, văn hoá tiêu dùng đã thay đổi với sự lên ngôi của mua sắm trực tuyến thì thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

COVID-19 định hình 4 xu hướng mua sắm trực tuyến mới / Facebook Shops - Đối thủ nặng ký của "ông trùm" thương mại điện tử Amazon

Xu hướng tiêu dùng mới
Trong đại dịch, thương mại điện tử đã được minh chứng là một trong những phương thức an toàn để người tiêu dùng mua sắm các nhu yếu phẩm. Theo báo cáo của McKinsey & Company, tại Mỹ, tần suất mua sắm trực tuyến tăng tới 14% đối với mọi danh mục hàng hóa và dịch vụ. Khảo sát được thực hiện gần đây tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Singapore cũng cho thấy, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng khẳng định họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến ngay cả khi đại dịch đã kết thúc. Ông Bernard Tay - Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á, Úc và New Zealand, Giám đốc mảng Dịch vụ khách hàng của Amazon Singapore - khẳng định: “Việc chuyển đổi hình thức mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai dài hạn”.
Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp đang dần chuyển sang các dịch vụ và kênh bán hàng kỹ thuật số để giảm thiểu tối đa tác động của đại dịch, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh. Nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số đặc biệt cấp thiết đối với các doanh nghiệp thương mại truyền thống và là phương thức hiệu quả giúp tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số để thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’.
Doanh nghiệp đang nhanh chóng chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử
Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh hơn với trạng thái "bình thường mới"

Là một “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Amazon Global Selling (Amazon) đã cập nhật nhanh chóng các chính sách và hướng dẫn cụ thể các quy trình của Amazon cho người bán hàng. Trong đó có thể kể đến chương trình miễn giảm một phần phí lưu kho trong dịch vụ Hoàn thiện đơn hàng của Amazon (FBA) hay chương trình Tự hoàn thiện đơn hàng (MFN)… Các chính sách này áp dụng đối với người bán hàng của Amazon trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, Amazon thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn và đào tạo trực tuyến, tập trung chia sẻ thông tin về dịch vụ FBA, quy trình đăng ký tài khoản, các công cụ hỗ trợ quảng cáo và phát triển thương hiệu. Ngoài ra, Amazon cũng đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để cung cấp đầy đủ thông tin và kiến thức, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt nắm bắt các cơ hội xa hơn và phát triển tiềm năng thương mại điện tử.
Giải pháp thích nghi hữu hiệu
Trong một báo cáo được công bố gần đây, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhận định: “Đại dịch Covid-19 đã chứng minh thương mại điện tử không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích đối với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng, mà còn là động lực kinh tế đối với sự tăng trưởng của thương mại nội địa và quốc tế, từ đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Doanh nghiệp đang nhanh chóng chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử
Doanh nghiệp đang nhanh chóng chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử

Nhiều quốc gia cũng khởi xướng các chính sách liên quan để đẩy mạnh phát triển ngành thương mại điện tử. Trong đó tại Việt Nam, Quyết định số 431/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát giao dịch và tăng tốc độ thông quan hàng hóa. Cùng với đó Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, dự kiến có hiệu lực từ tháng 8/2020, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế nội địa, với 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU được xóa bỏ. Những biện pháp này sẽ củng cố niềm tin của doanh nghiệp vào sự phát triển vượt bậc trong tương lai của ngành thương mại điện tử xuyên biên giới.
Từ đầu năm tới nay, cùng với sự đồng hành của Amazon, nhiều doanh nghiệp, người bán hàng Việt Nam đã vượt qua đại dịch bằng tinh thần kiên định, sự can đảm, không ngừng khám phá và thử nghiệm. Tuy vậy, ông Bernard Tay vẫn cho rằng: Để đạt được thành công bền vững hơn, doanh nghiệp Việt cần có một tư duy toàn cầu, đồng thời chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm để nhận được sự tín nhiệm của khách hàng quốc tế. “Về phía Amazon, chúng tôi sẽ liên tục đổi mới và tạo điều kiện cho người bán hàng xây dựng thương hiệu trên nền tảng Amazon, nhằm thúc đẩy họ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trung và cao cấp nói riêng, cũng như thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của ngành nói chung”, ông Bernard Tay nhấn mạnh.
Amazon có trang thương mại điện tử tại 18 quốc gia và hỗ trợ 27 ngôn ngữ; có hơn 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên thế giới giúp hỗ trợ người bán vận chuyển sản phẩm đến người mua tại 185 quốc gia và khu vực.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm