Tiếp thị số

5 điều cần lưu ý để xin việc làm trái ngành thành công

DNVN - Không phải tất cả mọi người đều được làm việc đúng với chuyên ngành của mình, đôi khi bạn rơi vào tình huống phải lựa chọn việc làm trái ngành. Vậy làm thế nào để xin việc hiệu quả khi có “vạch xuất phát” thua các ứng viên khác? Đừng nản lòng mà hãy tự tin thực hiện những điều sau.

ABCSport đạt Top 15 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc / Chiến lược gia Ba Tracy: Người “thổi lửa” cho kinh doanh spa chuyên nghiệp, tử tế

Nghiên cứu vị trí bạn muốn ứng tuyển

Khi quyết định tìm việc trái ngành, bạn nên tìm hiểu thật kỹ công việc mới, bao gồm: những kỹ năng cần có, đặc tính công việc, yếu tố tạo nên thành công, khó khăn và cả trách nhiệm mình sẽ đảm nhận.


Để làm điều này, bạn nên tìm đọc các blog, website, tham dự các sự kiện (offline và cả online) liên quan đến ngành nghề, theo dõi và kết nối với một số người có uy tín trong lĩnh vực đó… Tất cả sẽ giúp bạn nắm được thông tin về ngành cũng như hiểu được những tiêu chí lựa chọn ứng viên của các nhà tuyển dụng, từ đó biết cách phát huy nền tảng mình đang có, đồng thời khắc phục được điểm hạn chế để chuẩn bị cho mình một “hành trang” tốt hơn khi tìm công việc ở Quảng Ngãi, Quảng Nam hay Đà Nẵng…

Tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao chuyên môn

So với ứng viên trong ngành, khi xin việc làm trái ngành có nghĩa bạn sẽ thiếu hụt hơn về chuyên môn. Tuy nhiên đây chưa phải là yếu tố “sống còn” quyết định đến thành công khi xin việc của bạn. Bạn vẫn có thể nỗ lực học hỏi để nâng cao cơ hội của mình, chẳng hạn như tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao kỹ năng chuyên môn, việc này vừa giúp bạn có kiến thức vừa giúp bạn tự tin chia sẻ trước nhà tuyển dụng để ghi điểm ấn tượng hơn.

Ngoài ra sẽ thật tuyệt nếu như bạn được một người trong ngành mới này dẫn dắt để học hỏi thêm khi có ý định chọn làm việc trái ngành. Có được một người thầy tốt giúp bạn định hướng và kết nối tốt hơn.



Điều chỉnh CV và thư xin việc phù hợp với công việc ứng tuyển

Khi còn làm công việc cũ, CV của bạn chắc chắn sẽ viết về học vấn, kinh nghiệm và cả những kỹ năng bạn được đào tạo bài bản liên quan. Tuy nhiên bạn đã quyết định chọn làm việc trái ngành thì nên làm mới CV.

Với hồ sơ online, bạn nên thêm vào đó các từ khóa liên quan đến ngành nghề ứng tuyển để tăng cơ hội được tìm thấy, đồng thời tập trung vào thế mạnh của mình ở vị trí mớicũng như đề cập đến động lực đúng đắn giúp bạn có quyết định xin việc làm trái ngành.

Chuẩn bị những câu trả lời thuyết phục cho các câu hỏi khó

Với những ứng viên trái ngành, nhà tuyển dụng sẽ càng “làm khó” hơn với các câu hỏi hóc búa từ chuyên môn cho đến tư duy, kỹ năng hay thái độ với công việc.

Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn nên dự tính đến các câu hỏi đánh đố của nhà tuyển dụng để nếu gặp phải bạn không bị bối rối hay rơi vào thế bí. Một số câu hỏi dạng như: “Bạn không được đào tạo bài bản chuyên ngành này như một số ứng viên của chúng tôi, vậy theo bạn lí do nào để chúng tôi có thể tin tưởng trao cơ hội cho bạn? Hay “Theo bạn, bây giờ nếu chúng tôi tuyển dụng bạn thì kế hoạch làm việc của bạn là gì?”; “Bạn có biết sản phẩm và đối tượng khách hàng của công ty chúng ta không. Theo bạn nó sẽ hiệu quả nhất với phương thức Marketing nào?”…


Thừa nhận thiếu sót với thái độ tích cực

Và một trong những lưu ý để xin việc làm trái ngành thành công đó là bạn phải chấp nhận rằng mình thiếu sót về năng lực. Bởi vì bạn không được đào tạo bài bản về chuyên môn nhiều như những ứng viên khác. Bạn không thể quá tự tin cho rằng mình là nhất, là ứng viên ưu tú mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Thái độ này có thể sẽ làm cho nhà tuyển dụng khó chịu.

Thay vào đó, bạn nên chủ động thừa nhận bản thân còn một số hạn chế về năng lực. Tuy nhiên với tinh thần lạc quan tích cực và thái độ học hỏi nghiêm túc, bản thân chắc chắn sẽ nắm bắt công việc nhanh chóng và hoàn toàn có thể đảm nhận tốt vị trí mình ứng tuyển.

Tóm lại, khi quyết định tìm việc làm trái ngành bạn nên để cho nhà tuyển dụng thấy được động lực thay đổi nghề nghiệp của bạn là chính đáng và có sự chuẩn bị kỹ càng chứ không phải là cảm hứng nhất thời. Đừng quên thể hiện bạn đã sẵn sàng đón nhận công việc mới với tâm thế kiên định, gắn bó, không nản lòng trước khó khăn. Hy vọng với những thông tin tham khảo trên bạn sẽ có bước chuyển ngành nghề thành công.


Đặng Hảo
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm