Cần Thơ: Tháo gỡ vướng mắc trong vận hành hệ thống thu gom rác tự động trên sông
Văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy có tính ổn định chưa cao / Đà Nẵng: Hoàn thành khơi thông, nạo vét hệ thống thoát nước trước 20/9
Hội thảo tham vấn “Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành hệ thống thu gom rác tự động trên sông Cần Thơ” diễn ra chiều 18/9.
Thực hiện Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 25 /6 / 2020 của Chính phủ về việc tiếp nhận khoản viện trợ phi dự án “Thu gom tự động rác nổi trên sông tại TP Cần Thơ” do Tổ chức “Làm sạch biển” (TOC) của Hà Lan viện trợ không hoàn lại và thực hiện nhiệm vụ của UBND TP Cần Thơ giao.
Trong thời gian qua Sở TN&MT là chủ khoản viện trợ đã phối hợp tổ chức Làm sạch Biển (TOC), Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ, đơn vị, tổ chức liên quan triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống thu gom tự động rác nổi trên sông từ ngày 10/12/2021 đến ngày 31/12/2022, dự án cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả tích cực về môi trường. Hiện nay, hệ thống thu gom tự động rác nổi trên sông đã bàn giao cho thành phố quản lý và vẫn đang tiếp tục vận hành.
Theo Sở TN&MT, dự án là một trong những hoạt động thí điểm đầu tiên của Việt Nam về thu gom tự động rác nổi trên sông. Do đó, khi triển khai thực hiện có rất nhiều vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, hiện nay Sở TN&MT đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thanh toán kinh phí cho đơn vị thực hiện vận hành hệ thống, cụ thể là định mức kinh tế - kỹ thuật để dự toán kinh phí chi trả cho việc thu gom, bốc dỡ lượng rác thải thu gom trên sông từ hệ thống.
Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và hướng dẫn của Bộ TN&MT với các loại chất thải khác, mang tính đặc thù địa phương, UBND cấp tỉnh ban hành định mức, đơn giá theo thẩm quyền và các văn bản khác có liên quan.
Đại diện Ocean Cleanup và các tổ chức quốc tế tại hội thảo.
Đồng thời các đại biểu cũng cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh việc thu gom rác trên sông, ngăn chặn rác thải và rác thải nhựa từ đất liền theo các con sông ra biển. Do vậy, cần hoàn thiện các quy trình, thủ tục (như định mức kinh tế kỹ thuật), để các hoạt động thu gom rác trên sông được diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, từ câu chuyện thu gom rác trên sông, cần nhìn rộng hơn về các giải pháp căn cơ khác nhằm giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa, tăng cường tái sử dụng, thúc đẩy tái chế, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn…
End of content
Không có tin nào tiếp theo