Clip: Cậy thế là rắn độc, hổ mang chúa tấn công kỳ đà nào ngờ bị đối thủ tung cú phản đòn "trời giáng"
Kỹ sư Việt Nam từng ghi danh vào kỷ lục Guinness thế giới, được nhận xét 'giàu nhanh hơn cả Zuckerberg' / Kính viễn vọng chụp được dấu chấm hỏi ma quái giữa vũ trụ
Rắn hổ mang chúa luôn là một trong những sát thủ săn mồi đáng sợ nhất trong tự nhiên. Từ lâu người ta đã xem vua của loài rắn chính là rắn hổ mang chúa. Chúng là loài rắn độc thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng.
Thực tế, hổ mang chúa thường xuyên ăn thịt tất cả các loài rắn độc trong môi trường sống của chúng và chưa từng có trường hợp ghi nhận nào cho thấy nọc độc của con mồi có thể giết chết rắn hổ mang chúa. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm…
Kỳ đà là loài bò sát có kích thước khá lớn. Toàn thân chúng phủ một lớp vảy. Kỳ đà có cổ dài, đuôi và bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Hình hình dáng bên ngoài của kỳ đà trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn, có thể dài đến 2,5 – 3 m, nặng khoảng 10 kg.
Kỳ đà thường sống ở những vùng rừng rú gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, cù lao, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá. Cũng có con đào hang hoặc chiếm dụng hang của các loài khác để làm tổ.
Kỳ đà là loài ăn thịt. Trong tự nhiên, chúng thường bắt chuột, bọ, ếch, nhái, rắn, lươn, cá, thằn lằn... để ăn. Tuy nhiên, chúng thích nhất là ăn xác động vật đã chết và bốc mùi. Nó rất thích ăn trứng thối và cá đã ươn, đặc biệt giống với rắn hổ mang là thích ăn cóc. Kỳ đà có vẻ ngoài khá nặng nề nhưng khi rượt đuổi con mồi, nó chạy rất nhanh.
Trong đoạn video dưới đây, con rắn hổ mang đã chủ động tấn công một con kỳ đà. Cuộc chiến tưởng chừng không cần sức đã kết thúc bất ngờ khi con kỳ đà tung chiêu hiểm vào đầu đối thủ. Nó đã dùng chiếc đuôi to khỏe của mình quật mạnh vào hổ mang chúa khiến con rắn bị choáng váng.
Dù con rắn hổ mang chúa cố tấn công vào đầu của kỳ đà nhưng bất ngờ cú cắn này lại hoàn toàn vô dụng với kỳ đà. Cuối cùng cuộc đối đầu trực tiếp kết thúc với phần thắng thuộc về kỳ đà. Con rắn hổ mang chúa đã trở thành "bữa ăn" của kỳ đà.
Nhiều người cho rằng kỳ đà có thể miễn dịch với nọc độc của rắn. Tuy nhiên, theo Daniel Bennett, một nhà sinh vật học thì hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng tỏ kỳ đà có thể chống lại nọc rắn. Cũng theo ông, lớp da của kỳ đà cứng và dày nên răng nanh của hổ mang chúa không thể bơm nọc độc xuyên qua đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cuộc đối đầu trực tiếp giữa hổ mang chúa và kỳ đà. (Nguồn: Transmedia)