Sân bay đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng tại tỉnh nào?
Lời thú nhận kinh ngạc của 1 công chức Bộ quốc phòng Anh về UFO và người ngoài hành tinh / Cây độc '2 mặt': Nơi chết chóc dưới mưa nhưng lại cung cấp nguyên liệu làm kẹo cao su
Tháng 6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng một sân bay dã chiến nhỏ ở Lũng Cò - nay là thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Việc này nhằm đưa đón quân đồng minh, vận chuyển vũ khí, thuốc men từ Côn Minh, Trung Quốc, sang căn cứ cách mạng.
Sân bay dài 400 m, rộng 20 m, chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, song đã giúp tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám.
Đây cũng được coi là mở đầu cho sự hình thành và phát triển ngành hàng không.
Vị trí xây dựng sân bay Lũng cò nay là một cánh đồng. Ảnh: Langsontv
Giữa tháng 6/1945, Bác Hồ lên Lũng Cò để xem xét địa điểm và quyết định xây dựng sân bay tại đây. Khoảng 200 người dân ở các xã lân cận như Thanh La, Trung Yên, Tân Trào, Tú Trạc và một đơn vị bộ đội tham gia.
Ban đầu, mọi người dự định thi công mất khoảng một tuần, nhưng với tinh thần cố gắng hết mình, chỉ sau hai ngày phát dọn, san gạt, đầm, một sân bay dã chiến đã hình thành.
Sân bay dài 400 m và rộng 20 m, đường băng theo hướng nam-bắc. Đầu hướng nam là nơi máy bay hạ cánh, phía cuối đường ở phía bắc có cây cối um tùm là nơi cất giấu máy bay. Để báo hiệu cho máy bay mỗi lần hạ cánh, quân ta đã cắm những lá cờ trắng ở hai bên làm hoa tiêu.
Sân bay chỉ được sử dụng gần 2 tháng (từ tháng 6 đến tháng 8/1945), dừng hoạt động sau khi cách mạng tháng Tám thành công.
Nhân dân địa phương san đất xây dựng sân bay Lũng Cò. Ảnh tư liệu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ