Multimedia

Rắn bay truy đuổi thằn lằn bay

Cơn ác mộng của những người sợ các loài bò sát, bởi những con vật này không chỉ biết bò trườn mà còn có khả năng di chuyển trên không với tốc độ cao.

Clip: Cá sấu “xơi tái” rắn độc khổng lồ / Clip: Khỉ được bữa ăn thịnh soạn nhờ học theo rắn độc

- Video rắn bay truy đuổi thằn lằn bay. Nguồn: National Geographic.


Trong đoạn video được đăng tải bởi National Geographic có nội dung về một cuộc đuổi bắt giữa hai loài bò sát, đặc biệt ở chỗ chúng không chỉ bò trườn mà còn bay lượn như chim!

Đoạn phim được quay tại một khu rừng Đông Nam Á, nơi có tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú nhờ những ưu đãi về điều kiện tự nhiên ở đây.

Con rắn biết bay trên đoạn clip thuộc chi Chrysopelea paradisi (hay còn được gọi là rắn bay thiên đường) được tìm thấy chủ yếu trong các khu rừng ở Đông Nam và Nam Á.

Theo các nghiên cứu, rắn bay có nọc độc, nhưng không gây nguy hiểm cho con người. Khi bị cắn, những nọc độc của loài này chỉ gây ra đau đớn và làm bất động những con mồi nhỏ.

Điều đặc biệt của loài rắn này là chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.

Loài rắn có thể bay hoặc “quăng xa” tới trên 15 mét, truyền từ cây nọ sang cây kia mà không phải bò xuống đất rồi lại leo lên.

Mỗi khi cần di chuyển chúng sẽ cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay. Chúng có thể bay từ cây này sang cây kia với khoảng cách đến 24 m. Tốc độ bay của loài rắn này dao động từ 8 m - 10 m/s.

Rắn bay truy đuổi thằn lằn bay ảnh 1

Thằn lằn bay Draco.

Cùng sinh sống trong khu vực rừng rậm nhiệt đới còn có loài thằn lằn bay Draco. Việc chạy thật nhanh trên mặt đất nơi những kẻ săn mồi đang ẩn náu là một việc vô cùng mạo hiểm. Vì vậy, hàng ngàn năm qua, thằn lằn bay Draco đã dần thích nghi và thành thục khả năng bay lượn trên không trung để tránh những mối nguy hiểm luôn tiềm tàng.

Loài động vật được gọi là "Rồng bay" này còn sở hữu một bộ xương sườn dài rất hữu ích khi có thể duỗi thẳng ra và co rút lại theo ý muốn. Giữa xương sườn là phần da được xếp nếp và gấp gọn gàng dọc theo cơ thể nhưng khi cần thiết chúng sẽ mở ra và hoạt động như một đôi cánh. Đôi cánh này cho phép thằn lằn bay Draco đón được hướng gió và bay lướt đi một cách nhẹ nhàng.

Thằn lằn bay Draco dài khoảng 20 cm, bao gồm cả đuôi. Chúng có cơ thể khá dẹt và trọng lượng nhỏ, điều này giúp loài động vật bò sát có tên Draco có thể bay dễ dàng hơn trong không khí.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm