Sự thật đáng sợ vô tình được nhóm thợ lặn khám phá dưới đáy đại dương
9 bãi biển có màu sắc kỳ lạ nhất trên thế giới / Không chỉ có biển xanh cát trắng, Nha Trang còn có một vùng núi đẹp tựa tiên cảnh
Vùng biển Kokoya, một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Maluku là nơi thiên nhiên nguyên sơ chưa bị tác động bởi du lịch cùng cảnh quan đẹp như tranh vẽ, bình yên tách biệt với thế giới được ví như thiên đường ở Indonesia.
Đến Kokoya, du khách có thể thả mình giữa thiên nhiên nguyên sơ, mát lành, ngắm đủ các loài đàn cá tung tăng, bơi lội dưới làn nước trong vắt. Để giữ gìn môi trường hoang sơ, trong lành nhất, chính quyền đảo Kokoya đã thành lập một đội thợ lặn chuyên dọn dẹp cũng như chăm sóc hệ thống sinh vật học nơi đây.
Ngày hôm đó, một nhóm thợ lặn như thường lệ hăm hở thực hiện công việc được giao phó. Khi lặn đến độ sâu tương đối ở phía đáy đại dương, nhóm thợ lặn bỗng phát hiện ra một sự việc bất thường.
Delom Lim, một thành viên của nhóm tường thuật lại: "Ở độ sâu chạm đáy, điều kiện ánh sáng chập chờn, chúng tôi nhìn thấy một vật thể trông giống như một chiếc hộp bị bỏ lại dưới biển. Đến khi lại gần, chúng tôi mới phát hiện ra vật thể đó giống như một chiếc cũi thép được ai đó đóng dưới đáy biển. Kinh hoàng hơn, chiếc cũi thép đó được sử dụng để nuôi nhốt hai con cá cúi quý hiếm".
Cá cúi hay còn được biết đến với nhiều cách gọi khác như cá nàng tiên, bò biển hay dugong có tên khoa học là Dugon dugon. Chúng là loài sinh vật thường được tìm thấy ở vùng nước nông và bờ biển giữa Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mặc dù gọi là cá nhưng đây lại là một loài động vật có vú. Tương truyền, các thủy thủ phương Tây khi thấy cá cúi dưới nước, họ tưởng rằng chúng là người nên mới sinh ra những truyền thuyết về “nàng tiên cá” hay “mỹ nhân ngư” thuở xưa.
Cá cúi là loài động vật có vú sống dưới biển, da màu xám, có mối liên hệ khá gần gũi với loài voi. Không như các loài động vật trên cạn như bò hay thỏ, cá cúi không có nhiều lông. Da của chúng gần như nhẵn thín, điểm xuyết lưa thưa chỉ có vài sợi lông. Đầu của loài sinh vật này tròn, hai mắt nhỏ và mõm lớn. Các chi của chúng giống như mái chèo và không có móng.
Hai chú cá cúi khổng lồ bị nhốt trong lồng thép dưới đáy biển. |
Chúng thường dùng đôi môi dày của mình để ngoạm lấy rong biển ở dưới đáy biển ăn. Con đực đôi khi mọc răng dài tương tự như ngà. Chúng có hàm răng rộng và bằng phẳng, thích hợp cho việc ăn tảo.
Tuy nhiên, vì thức ăn là thực vật thường kém chất bổ nên loài cá cúi có hệ thống tiêu hóa rất dài (45 m) để hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Dạ dày của chúng giống dạ dày của loài bò trên cạn.
Trên thế giới, cá cúi đang phải đối diện với nạn săn bắt ráo riết lấy thịt, da làm thức ăn và răng làm thuốc chữa bệnh hoặc đồ trang sức. Loài động vật này đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) và được Sách đỏ Thế giới (IUCN) xếp vào loài sắp nguy cấp.
Với chi chít vết sẹo có thể nhìn thấy trên thân. |
Chính vì mức độ quý hiếm của nó, nên theo Lim phán đoán có thể những người dân bản xứ đã bắt cặp cá cúi này để thu lợi từ khách du lịch. Cụ thể là mở các tour lặn biển rồi nhìn ngắm, chụp ảnh loài cá đang trên bờ vực tuyệt chủng.
Nhìn những vết sẹo chi chít trên đuôi cặp cá cúi khiến tất thảy mọi người trong đoàn thợ lặn không ai là không đau xót. Chắc có lẽ cặp cá đã bị giam giữ ở đây hàng tuần trời. Mặc cho những nỗ lực giải cứu của nhóm thợ lặn, những kẻ "làm tiền" trên thân xác loài sinh vật khác vẫn ra sức ngăn cản. Cuối cùng, nhờ vào sự giúp đỡ của các cơ quan bảo tồn động vật, cặp cá cúi mới được thả tự do, trở về với biển xanh sâu thăm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo