Mưu sinh mùa con nước
Nói đến Avao (Đakrong - Quảng trị) không chỉ được người dân biết đến là một xã miền núi đặc biệt khó khăn với phần lớn người dân sinh sống thuộc dân tộc Pa Cô. Ngoài ra, nơi đây còn có dòng Sông Đakrông đã đi vào thi ca hào hùng một thời oanh liệt.
Ngược nội đô, tìm về với "Con suối đổ về sông, con sông ra biển lớn" để được mục sở thị với việc săn cá mùa con nước của những đứa trẻ người đồng bào này khi mùa mưa tới.
Khi những đợt mưa rừng trong đêm đổ ào xuống, cũng là lúc những con suối bắt đầu nổi nước, đổ ào ào, cuồn cuộn ra những dòng sông. Sau một đêm mưa, nước ở các con suối bắt đầu dâng lên, đây cũng là thời điểm, những chú cá, con cua bắt đầu cho việc săn mồi sau những tháng ngày trú ngụ trong hang, trong hốc đá. Những đứa trẻ ở Avao bắt đầu có những giấc mơ con trẻ. Sáng ra, chúng hò nhau chia thành từng nhóm, từng tốp. Đứa lớn khoác trên vai chiếc ná cao su đã treo tường nhà cả một mùa trước, tay lăm lăm mũi tên đã được mài nhọn; Đứa bé hơn tay mang giỏ. Không có giỏ thì cầm sợi dây để gom chiến lợi phẩm của mình về. Chúng ríu rít, chuyện trò râm ran.
Chẳng phải là những tấm lưới, chiếc nơm hay hiện đại hơn là kích điện hay kíp nổ. Những đứa trẻ tự sáng tạo cho mình bằng những vật dụng như những thứ đồ chơi con trẻ vậy. Trước tiên, chúng chặt cành cây mà trên đầu là một cái chạng hai, phía đầu hai chạng, một sợi dây chun được cột chặt (tự như chiếc ná, chiếc súng chun - PV). Đầu cuối, chúng tạo ra một chiếc lẫy (tựa cò súng, cò nỏ). Tên bắn được thiết kế từ một đoạn sắt sau với một đầu được mài nhọn, đầu còn lại, chúng đập dẹp. Thế là đủ để đi "Săn cá" rồi.
Đích đến là những con sông, mà đặc biệt là những con suối nước trong. Một hai đứa trẻ cầm ná đã sẵn sàng làm bạn với suối để lặn, ngụp. Mỗi đứa đều tự trang bị cho mình một chiếc kính lặn mà thông thường, chúng xin được của những người thợ lặn. Dòng nước trong vắt, chúng lặng lẽ ngụp sâu xuống lòng suối, chui vào khe đá quan sát để tìm cá. Khi phát hiện con mồi, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu, chiếc ná đã được lên dây từ trước hướng đến con mồi. Bụp....một chú cá đã dính đạn.
Không phải bữa nào đi săn cũng đều có cá mang về, khó nhất là mỗi khi nước đục, đỏ. Khi lặn xuống, không nhìn thấy cá nên chẳng thể bắn được - Một cậu nhóc chia sẻ với tôi như vậy. Không được nhiều cá như những người thợ đánh bắt ở những con sông, đầm, phá. Nhưng những xâu cá ít ỏi ấy cũng đủ để bữa cơm gia đình có thêm một món để cải thiện.
Những ngày lang thang nơi đây, mới thấy hết sự vất vả, nhọc nhằn của người dân nơi đây. Đặc biệt, bởi những đứa trẻ, một buổi cắp sách đến trường, buổi còn lại phụ giúp gia đình bằng những công việc khác nhau. Ngay như nhóm trẻ mà tôi được mục sở thị khi chúng săn cá chẳng hạn. Chúng vừa đi chăn trâu, vừa săn cá hay cắt cỏ, kiếm củi xong, chúng cũng tranh thủ ùa xuống dòng nước trong xanh, mát rượi để kiếm về cho bữa cơm gia đình mình thêm phần đỡ đạm bạc hơn.
Dưới đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được trong một cuộc "mưu sinh" của những đứa trẻ ở Avao:
"Đồ nghề" được chuẩn bị chỉ là một chiếc ná cao su, chiếc mặt nạ lặn và thanh sắt được mài nhọn.
Chuẩn bị "lên đạn" cho cuộc ngụp lặn, săn bắt cá.
Cuộc ngụp lặn, săn bắt bắt đầu.
Phút trồi lên khỏi mặt nước để "xạc" thêm nhiên liệu của một thợ săn nhí.
Sau khi có thêm dưỡng khí cho cơ thể, cuộc săn bắt lại tiếp tục.
Sản phẩm săn được là những chú cá. Nếu được nhiều, chúng sẽ bán đi để phụ giúp thêm vào gánh nặng mưu sinh gia đình. Học ít thì cũng phụ giúp thêm cho những bữa cơm vốn đã đạm bạc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc