Mỹ và các nước vùng Vịnh lập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực
Sau cuộc họp tại Trại David hôm 14/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đã tuyên bố thành lập một hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực - điều mà Washington đã thúc đẩy suốt trong thời gian qua. Các quốc gia vùng Vịnh cũng cam kết tham vấn ý kiến của Mỹ trước khi thực hiện bất cứ hành động quân sự nào vượt ra ngoài biên giới của họ.
Mỹ có thể nhận được hàng tỷ đô la trong các hợp đồng quốc phòng sau khi thuyết phục các nước vùng Vịnh tạo một hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực. Hệ thống phòng thủ này sẽ tích hợp các khả năng quân sự của các nước Ả Rập tham gia vào hệ thống. Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã thúc đẩy việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn diện, theo đó sẽ bao gồm các radar tầm xa và các hệ thống phòng không, trước thềm hội nghị thượng đỉnh tại Trại David. Bước đi này được cho là nhằm đảm bảo với các đồng minh khu vực của Mỹ rằng Mỹ vẫn coi họ là những đối tác quan trọng, bất chấp các thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Tuy nhiên, kế hoạch thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực có thể bị hủy bỏ bởi thiếu vắng nhà vua Ả Rập Salman cùng các nhà lãnh đạo khác đã từ chối tham dự hội nghị thương đỉnh. Điều này cho thấy sự bất đồng về thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ả Rập Xê Út, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman và Bahrain đã gửi các phái đoàn cấp thấp đến tham dự hội nghị thượng đỉnh cùng ông chủ Nhà Trắng.
Tuy nhiên, sau khi hội nghị kết thúc, Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh đã thông báo rằng, một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran mang lại lợi ích cho các quốc gia, bất chấp các hoạt động gây mất ổn định của Iran - quốc gia Hồi giáo mà họ đã cam kết chống lại.
Về phần mình, Mỹ đã cam kết sẽ nhanh chóng theo dõi việc các vận chuyển vũ khí tối tân vào các nước vùng Vịnh. Sự loại trừ đáng chú ý từ danh sách vũ khí này là máy bay tấn công phối hợp F-35. Bất chấp yêu cầu từ phía các quốc gia Ả Rập, Washington đã từ chối xuất khẩu các chiến đấu cơ thế hệ năm nay cho họ.
Theo tuyên bố phát đi từ Nhà Trắng: "Mỹ sẽ giúp thực hiện một nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và đề xuất hỗ trợ kỹ thuật trong việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo".
Ngay trước thềm diễn ra cuộc họp với Tổng thống Obama, các quan chức Ả Rập Xê Út đã thông báo rằng, họ sẽ thúc đẩy việc phát triển các khả năng hạt nhân riêng sánh ngang với Iran.
Theo nhận định của hãng tin Sputnik, Ả Rập Xê Út có thể khơi mào cho một cuộc đua vũ trang kiểu mới tại Trung Đông, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo khẳng định quốc gia vùng Vịnh này muốn sánh được với các khả năng làm giàu hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, ông Obama dường như vẫn hi vọng rằng, thỏa thuận với Iran sẽ ngăn được một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tại Trung Đông.
"Nếu chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận toàn diện, theo đó chấm dứt con đường sản xuất vũ khí hạt nhân, thì khu vực và cả cộng đồng quốc tế đều có lợi", ông Obama nói.
Được biết, thời hạn chót về một thỏa thuận hoàn chỉnh đối với chương trình hạt nhân của Iran là ngày 30/6.
NM (Theo Sputinik)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo