Nếu có hối lộ 80 triệu Yen: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm!
Đại tá Phạm Trường Dân, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 13 trả lời PV sáng nay 24/3, việc nhà thầu Nhật Bản khai đã đưa hối lộ hơn 16 tỷ đồng cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
“Ngành giao thông phải xem lại mình, anh quản lý, giám sát như thế nào mà phải chờ đến khi phía doanh nghiệp Nhật Bản khai ra mới biết, nếu doanh nghiệp này không khai ra thì anh có biết không”, Đại biểu Quốc hội Phạm Trường Dân nói.
PV: Thưa ông, ông có ý kiến như thế nào trước việc tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa tin, ngày 21/3, ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Công ty Tư vấn Giao thông Vận tải Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền hối lộ 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam?
Thông tin này sáng nay tôi vừa biết được trên bản tin của đài truyền trung ương rồi. Nếu như thông tin đó chính xác thì phải khởi tố vụ án để làm rõ, thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng.
Theo tôi khi có thông tin như vậy cơ quan điều tra phải xác minh nếu thông tin đó chính xác thì phải khởi tố vụ án để điều tra. Khi xác định người vi phạm cụ thể thì khởi tố bị can làm rõ để xử lý, bất kể đó là ai, giữ chức vụ như thế nào. Bởi việc đây không phải là trường hợp đầu tiên quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ từ phía nhà thầu Nhật Bản. Trước đây là vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ cũng đã nhận 5 tỷ đồng hối lộ từ phía nhà thầu Nhật Bản để được hợp đồng dự án rồi.
PV: Như ông vừa nói đây không phải trường hợp đầu tiên nhà thầu Nhật Bản khai đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam để được nhận thầu, theo ông cần phải làm gì để sự việc này không tái diễn?
Theo tôi cần kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư, rót vốn từ nguồn vốn ODA, từ quá trình thẩm duyệt dự án, chọn nhà thầu, triển khai thi công, phải công khai minh mạch không để xảy ra tình trạng xin cho, chạy chọt để xin dự án để xảy ra tiêu cực. Những doanh nghiệp không đủ năng lực sẽ không được tham gia bởi sẽ liên quan đến chất lượng công trình liệu có đảm bảo khi anh đã nhận hối lộ của nhà thầu.
Trước sự việc như vậy, ngành giao thông phải xem lại mình, anh quản lý, giám sát như thế nào mà phải chờ đến khi phía doanh nghiệp Nhật Bản khai ra mới biết, nếu doanh nghiệp này không khai ra thì ngành giao thông có biết không?
PV: Để xảy ra sự việc như vậy, theo ông thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Theo tôi nếu có sự việc như vậy và khi làm rõ những sai phạm và có việc nhận hối lộ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Sáng nay qua báo chí tôi cũng biết Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo rất quyết liệt để làm rõ vụ việc này.
Theo tôi Bộ Giao thông Vận tải không chỉ kiểm tra lại ở lĩnh vực các dự án đường sắt mà Bộ cần phải rà soát lại toàn bộ các dự án liên quan đến vốn đầu tư ODA. Bởi đây là vụ thứ hai xảy ra sau vụ án nhận hối lộ của nguyên PGĐ Sở GTVT Huỳnh Ngọc Sỹ từ phía nhà thầu Nhật Bản. Liệu có vụ án nào nữa không?
Việc kiểm tra, rà soát theo tôi không chỉ ở trung ương mà còn ở các địa phương nữa. Khi điều tra làm rõ cần phải xử lý nghiêm.
Xin cảm ơn ông!
Infonet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo