Ngẫm chuyện thi cử qua góc nhìn của Clip “sốc”
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 vừa kết thúc với nhận định chung “an toàn, nghiêm túc”. Nhưng những gian lận về thi cử bất ngờ được phơi bày trong clip quay từ một phòng thi ở Lục Nam, Bắc Giang đã “tố” ngược lại những nhận định nêu trên.
Hầu như trong cảã 6 buổi thi tốt nghiệp THPT ở đây đều có những cảnh gây sốc được chính thí sinh ghi lại. Đó là cảnh các giám thị rời vị trí để đi “buôn chuyện”, còn học sinh thả sức “làm mưa, làm gió”.
Thêm một Phú Xuyên A 2006
Giờ thi Văn, ngay ở những phút đầu tiên, một vài thí sinh bắt đầu quay sang nhìn bài của bạn. Một thí sinh để hở cả xấp tài liệu giắt vào túi quần nhưng cũng không thèm cất đi vì chẳng có giám thị nào nhắc nhở.
Ở những dãy bàn cuối, một số thí sinh còn nhoài hẳn người qua bàn để cùng quay cóp từ một tập tài liệu thu nhỏ mà ai đó vừa chuyển tới. Tuy hình ảnh quay bị rung nhưng cũng đủ để người ta nhận diện được khuôn mặt của một vài thí sinh.
Trong buổi thi Hóa, thí sinh lao xao hỏi nhau mã đề khi có một mảnh giấy được tuồn từ ngoài vào. Có vẻ như đó là đáp án được giải sẵn. Nhiều thí sinh cắm cúi chép rồi chuyền lại cho bạn khác. Tương tự, trong clip thi môn tiếng Anh, Lịch sử, thí sinh cũng được nhận những mảnh giấy thu nhỏ từ ngoài chuyển vào. Các thí sinh hồn nhiên “ném” cho nhau “phao” ngay giữa phòng.
Cảnh nhốn nháo đó diễn ra ngay trước mắt của giám thị 1 và 2. Trong những đoạn clip kể trên, thi thoảng có tiếng giám thị nhắc nhởã nhưng không có thí sinh nào bị phạt, cũng có tập tài liệu nào bị thu. Đặc biệt trong clip, còn có giọng của một giám thị yêu cầu thí sinh sau buổi thi nhớ thu dọn tài liệu...
Những hình ảnh “độc nhất vô nhị” này được ghi lại xuất phát từ những bức xúc của một thí sinh trước việc làm sai trái của cán bộ và lãnh đạo trường THPT Dân lập Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang. Theo bộc bạch của “tác giả” clip thì em quyết định quay clip để làm chứng cứ bất chấp việc sai phạm quy chế.
Có lẽ những hình ảnh trong clip chỉ là giọt nước tràn ly khi mà sau mỗi buổi thi, phao thi các môn ở nhiều địa điểm vẫn rơi trắng sân trường. Còn nhớ năm 2006, ngành giáo dục bị một cú sốc không nhỏ khi thầy giáo Đỗ Việt Khoa công khai clip gian lận thi cử tại trường Phú Xuyên A, (Phú Xuyên, Hà Nội).
Nói về những diễn biến trong clip gian lận thi cử tại Bắc Giang, “người đương thời” Đỗ Việt Khoa nhận định: “Tình hình đó rất nghiêm trọng, chẳng khác nào Phú Xuyên năm 2006. Điều đáng nói làâ thực thi “nhiệm vụ” đóá không phải là các em học sinh mà là chính giáo viên sở tại. Clip ghi lại cho thấy giám thị mang bài đến phân cho học sinh và các giáo viên của trường tham gia giải bài. Giáo viên Toán của trường không đi coi thi mà ở nhà để giải bài, sau đó photo hàng loạt mang đi chia cho các lớp. Môn Hóa thì giáo viên khoanh đáp án vào tờ đề của Bộ sau đó pho to thu nhỏ, chia cho học sinh “soi” theo”.
Quay lại câu chuyện gây “sốc” năm 2006, sau 2 vụ gian lận trắng trợn có tổ chức trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, trung học bổ túc ở Hà Tây (cũ) và Tiền Giang, Bộ Giáo dục - Đào tạo hạ quyết tâm sẽ siết chặt việc tổ chức thi cử. Thế nhưng qua các đợt thi tuyển ĐH, CĐ và nhất là clip về việc “tiếp tay” của chính giáo viên cho học sinh gian lận mới đây ở Bắc Giang, nhiều người lo ngại tiêu cực trong thi cử không hề thuyên giảm mà chỉ phát triển ở mức độ tinh vi và “khép kín” hơn.
Muốn hết “sốc”, nên xóa thi tốt nghiệp THPT?
Theo các nhà giáo tâm huyết cũng như các nhà xã hội học, thì gốc rễ của tình trạng này bắt nguồn từ xã hội. Xã hội còn đầy rẫy sự gian dối, thì việc gian lận trong thi cử cũng là điều dễ hiểu. Một trong những nguyên nhân nằm ngay trong bản thân ngành giáo dục.
Đó là cách học vẹt, thầy đọc, trò chép và cách tổ chức thi cử lạc hậu nặng hình thức. Với cách học và thi như vậy, bộ máy giáo dục đã tạo ra một lớp người thụ động, không có tư duy sáng tạo, thiếu chính kiến. Một lớp người có bằng cấp thật nhưng kiến thức lại hổng, những thạc sĩ, tiến sĩ giấy.
Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng: “Nạn chạy theo chỉ tiêu thi đua (tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp cao) buộc các trường phải thổi phồng thành tích, làm báo cáo hay. Tỉ lệ hơn 90%, có nơi đến 99% học sinh đỗ tú tài (THPT) nói lên điều gì?. Một sự gian dối có tổ chức, một con số “rởm””.
Đó cũng chính là nguyên nhân hầu như năm nào vào mỗi dịp thi cử của ngành Giáo dục - Đào tạo lại phải chịu bao lời phê phán, chỉ trích. Hết mổ xẻ bệnh thành tích, bệnh hình thức, lại tới nguyên nhân trượt dốc, xuống cấp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT này lại vẫn “bổn cũ soạn lại”. Liệu còn bao nhiêu gian lận thi cử chưa được phát hiện?.
Có nhiều bạn đọc lên tiếng cho rằng, việc gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là một sự phản ánh về nền giáo dục Việt Nam. Chúng ta quá coi trọng thành tích, muốn mau chóng phổ cập giáo dục cấp tiểu học và THCS, mà không phân chia được đối tượng theo sở thích và năng lực. Thậm chí, có cả những em chưa thông mặt chữ cũng lên được cấp 2. Và điều gì phải xảy
Chuyện gian lận trong thi cử khiến nhiều người trong ngành giáo dục phải ngỡ ngàng. Một giáo viên ở Thừa thiên Huế thốt lên: “Tôi không thể ngờ và tin được tại một hội đồng thi lại có hiện tượng thoải mái trao đổi bài, phao thi, giáo viên thì tích cực chỉ bài cho học sinh”.
Một giáo viên cấp 3 (xin giấu tên) chia sẻ: “Việc giáo viên giải bài và đi phát như “rải truyền đơn” cho các bàn trong phòng thi có lẽ không chỉ xảy ra ở huyện Bắc Giang mà còn ở nhiều địa phương khác. Chỉ có điều là không phải nơi nào cũng quay được clip và phát tán lên mạng. Các giáo viên như chúng tôi đi làm công tác coi thi cũng phải chịu những áp lực nhất định. Với các trường ở khu vực miền núi khó khăn, lãnh đạo trường thường có ý kiến với giáo viên là “tạo điều kiện tâm lý tốt nhất” cho các em làm bài. Nhưng nhiều trường ở thành phố họ sẽ trắng trợn đề nghị giáo viên coi thi thả lỏng cho học sinh. Thậm chí, có trường còn tham đến mức làm đáp án các môn tự nhiên như Toán, Hóa toàn bộ để thí sinh được 9, 10 điểm".
Giáo viên này cho biết thêm: "Đối với hội đồng coi thi chéo, các thầy cô không dám làm quá gắt vì sợ họ… thù lại. Bởi vài năm, các giáo viên trường này lại về trường mình coi thi thì học sinh sẽ “rụng như sung”. Tất cả đều bắt nguồn từâ bệnh thành thích trong giáo dục. Nhiều em dốt một cách có hệ thống vì được các thầy cô ở cấp 1, cấp 2 đôn lên cấp 3. Học sinh bị hổng kiến thức, mất gốc thì làm sao có thể đào tạo khá lên ở cấp 3”.
Bức xúc trước những hình ảnh gian lận thi cử ở Bắc Giang, nhiều ý kiến cho rằng nên chăng xóa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì không đánh giá được thực chất chất lượng giáo dục.
Chị Nguyễn Thùy Linh- Trung tâm Công nghệ Giáo dục chia sẻ: "Cá nhân tôi hoan nghênh việc một học sinh dám công khai clip gian lận vì nõ phản ánh chính xác, trung thực thực trạng kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Có thể còn nhiều nơi như thế mà chưa bị phát hiện. Clip này chỉ rõ thực trạng giáo dục hiện nay là chất lượng học sinh còn quá kém. Nếu không có gian lận thì liệu con số thí sinh thực sự qua được kỳ thi này chính xác là bao nhiêu. Theo tôi để khắc phục tình trạng này thì phải quản lý chặt chẽ ngay từ đầu vào. Kèm theo đó là xử lý thật nặng các trường hợp học sinh, giáo viên vi phạm như không cho thi, đuổi việc. Chúng ta cũng có thể lắp camera trong các phòng thi để giám sát trực tiếp”.
Theo nhà giáo Đỗ Giao Cầm (67 tuổi), Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội: Việc học sinh gian lận thì thời nào cũng có nhưng giáo viên chúng tôi trước đây không có chuyện cho thí sinh trao đổi bài thoải mái và đặc biệt không bao giờ giải bài hộ thí sinh. Việc giáo viên tiếp tay cho học sinh gian lận trong thi cử là điều không thể chấp nhận được. Theo tôi, về lâu dài thì nên xem xét bỏ kỳ thi tốt nghiệp vì nó vừa tốn kém vừa áp lực lại không hiệu quả. Tại sao không sử dụng kết quả học tập trong 3 năm của các em để xét tốt nghiệp. Một điều đặc biệt quan trọng muốn giảm gian lận thi cử thì cần giảm áp cho các em.
Ông Nguyễn Đức Hiền, giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Bắc Giang cũng chia sẻ: Khi xem xong clip, tôi thấy bất ngờ và đáng tiếc. Ngay sau khi vụ việc được phát hiện, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh đã tạm thời đình chỉ chủ tịch hội đồng thi và giám thị liên quan tại hội đồng THPT Dân lập Đồi Ngô. Còn với thí sinh quay clip thì vừa có công nhưng lại vừa có tội.
Có công là đã phản ánh những hiện tượng tiêu cực trong phòng thi nhưng mang thiết bị vào phòng thi để quay là vi phạm quy chế thi. Việc xử lý thí sinh như thế nào chúng tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là để xảy ra sự việc này là trách nhiệm của giám thị đã không làm đúng quy chế..
Trò chuyện với chúng tôi, em Trần Thị Thu, Thanh Trì, Hà Nội cho biết: Nếu có cuộc khảo sát, so sánh thì mọi người sẽ thấy một sự thật khá hài hước là những học sinh có kết quả học tập ở lớp khá nhưng điểm thi tốt nghiệp có khi còn thấp hơn cả người học kém. Đơn giản những người học khá họ sẽ không mạo hiểm quay cóp hay gian lận trong phòng thi. Bởi họ hoàn toàn có thể tự mình vượt qua kỳ thi này bằng chính sức của mình.
Còn đối với học sinh kém, họ lại chẳng có gì để mất. Một là đỗ hai là trượt nên chắc chắn họ sẽ chọn cách gian lận. Đặc biệt, nhiều trường còn thu một khoản tiền của học sinh lớp 12 mà chúng em hay gọi là “tiền ngu”. Nhờ có khoản tiền này mà nhiều học sinh cứ “yên trí” ngồi chờ sự trợ giúp.
Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết: Tôi không ủng hộ cho việc bỏ qua vi phạm của thí sinh quay clip. Chuyện chống tiêu cực có nhiều biện pháp chứ không thể dùng một biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực.
Bởi nếu chúng ta chấp nhận hành động đó sẽ có nhiều người lợi dụng để vi phạm. Như thế, xã hội sẽ không có kỷ cương. Không thể nói tôi vi phạm pháp luật để tôi chống tiêu cực được. Cho dù như thê, cũng không ai chấp nhận việc thí sinh mang các vật dụng đó vào phòng thi. Đó là vi phạm quy chế.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng: Không cần đến clip gian lận thi cử tại Bắc Giang thì bất cứ ai cũng biết về tình trạng gian lận tràn lan trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Gian lận sẽ còn tiếp diễn nếu chúng ta chưa có sự đổi mới trong thi cử. Sau nhiều lần đổi chéo, thanh tra chéo giữa các địa phương giờ Bộ lại trả về cho các tỉnh. Nhưng việc gian lận, tiêu cực vẫn xảy ra.
Có dạy, có học thì phải có thi, có kiểm tra. Mục tiêu của một quá trình dạy học là đánh giá được chất lượng của giáo viên và người học. Chừng nào người học chỉ hướng tới mục tiêu là để lấy tấm bằng, các trường thì chỉ quan tâm đến thí sinh đỗ 90 hay 100% thì tiêu cực sẽ vẫn còn”.
Cần thêm nhiều Đỗ Việt Khoa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường THPT Vân Tảo, Hà Tây cũ đã tiến hành quay phim, ghi lại bằng chứng về gian lận thi cử xảy ra tại Hội đồng thi Phú Xuyên A. Tuy nhiên, khi quyết định sẽ tố cáo, thầy Khoa đã liên lạc được với thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Bành Tiến Long và nhận được sự động viên, khuyến khích của Thứ trưởng. Sau đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tặng bằng khen cho giám thị Đỗ Việt Khoa vì đã có thành tích dũng cảm đứng ra tố cáo những tiêu cực tại trường THPT Phú Xuyên A tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó. Một thầy giáo nữa cũng được khen thưởng vì phản ánh tiêu cực trong kỳ thi là thầy giáo Lê Đình Hoàng, trường THPT Bán công Thanh Chương, Nghệ An… |
Theo NĐT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết