Ngân hàng Nhà nước thúc giải ngân gói 30.000 tỷ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ((NHNN) yêu cầu 5 ngân hàng thương mại gấp rút lên kế hoạch thực hiện giải ngân gói 30.000 tỷ.
Chiều ngày 22/5/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 3653/NHNN-TD gửi các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long về việc triển khai các Thông tư về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.
Theo văn bản này, để triển khai kịp thời chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, NHNN đề nghị các Ngân hàng thương mại nêu trên thực hiện ngay một số nội dung:
Ban hành văn bản hướng dẫn về cho vay hỗ trợ nhà ở, phù hợp với các quy định của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của NHNN, Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 của Bộ Xây dựng để kịp triển khai trong toàn hệ thống ngay khi các Thông tư này có hiệu lực (ngày 01/6/2013); đồng thời gửi về NHNN (Vụ Tín dụng) để báo cáo.
Thỏa thuận và ký kết hợp đồng nguyên tắc về cho vay hỗ trợ nhà ở giữa ngân hàng và NHNN (Sở Giao dịch NHNN) để thực hiện vay tái cấp vốn tại NHNN.
Theo Thông tư hướng dẫn cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02/NQ-CP, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng lấy từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước dùng để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện quy định tại Thông tư.
Các đối tượng cho vay vốn hỗ trợ được xác định rõ trong thông tư. Đó là các đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2 giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội.
Ngân hàng Nhà nước dành tối đa 30% cho vay đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội. Thời gian giải ngân tối đa 36 tháng.
Thời gian cho vay đối với đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở tối thiểu là 10 năm và tối đa 5 năm với doanh nghiệp. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa là 10 năm đối với đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở và 5 năm đối với khách hàng là doanh nghiệp nhưng không vượt quá thời điểm 1/6/2013.
Lãi suất cho vay cũng là một điểm quan trọng của Thông tư. Mức lãi suất này không cố định mà được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng năm.
Cụ thể, trong năm 2013, lãi suất “chốt” ở mức 6%/năm. Sau đó, định kỳ vào tháng 12 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lại mức lãi suất áp dụng cho năm tiếp theo. Lãi suất này bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân các ngân hàng trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm.
Ngân hàng quy định vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay của khách hàng vay, thuê mua nhà không vượt quá 20% dự án, phương án vay không vượt 30% dự án, phương án vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Với khách hàng thuê mua nhà ở xã hội đã thanh toán đủ 20% giá trị căn nhà thuê thì ngân hàng không quy định mức vốn tối thiểu.
Minh Trí
Theo Đầu tư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Cột tin quảng cáo