Ngành Xây dựng chiếm 30% số vụ tai nạn lao động
Theo các báo cáo chính thức của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong thời gian từ năm 2005 đến hết năm 2014, trên địa bàn cả nước xảy ra 58.399 vụ tai nạn lao động, có 61.315 người bị thương, trong đó 5.232 vụ chết người, làm chết 5.791 người, 14.298 người bị thương nặng.
Thống kê của nghành ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, thì nghành này xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng nhất trong những năm qua chính là nghành xây dựng, xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, chiếm khoảng 30% số vụ tử vong về người. Trong những tháng đầu năm 2015, đã có nhiều vụ tai nạn do sự cố công trình, thiết bị thi công nên đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động ( Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương vào hồi 20 giờ ngày 25/3 (Dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29 người bị thương; vụ một cần cẩu bị đứt cáp đã khiến 3 người đi đường tử vong tại chỗ ngày 5/5, tại đường ĐT-842, phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; các vụ tai nạn trên công trường thi công tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông, khiến 1 người đi đường chết tại chỗ, nhiều người bị thương; vụ tai nạn tại công trình thi công đường sắt trên cao ở Hà Nội đã xảy ra ngày 12/5, làm bị thương 2 người tham gia giao thông, trong đó có 1 phụ nữ mang thai...
Những con số thống kê trên đã khiến không ít người giật mình về mức độ nguy hiểm mà người lao động về ngành Xây dựng đang đối mặt hàng ngày. Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH khẳng định, trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều.
Được biết, hiện nay các nhà thầu ở nước ta đang sử dụng nhiều lao động phổ thông. Những lao động này làm việc theo hợp đồng thời vụ hoặc theo công việc, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn. Khi tai nạn xảy ra, các chủ thầu tìm cách thỏa thuận với người nhà nạn nhân để dàn xếp việc đền bù. Họ thường khai với cơ sở y tế và cơ quan chức năng là các tai nạn này là do các nguyên nhân khác.
Vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương vào hồi 20 giờ ngày 25/3 (Dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29 người bị thương.
Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn trong ngành Xây dựng là do điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, thi công còn hạn chế; công tác quản lý chất lượng công trình chưa đúng theo quy định; vi phạm các quy định về an toàn lao động. Theo thống kê, nguyên nhân do thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 18,3%; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 11,4%; người lao động bị nạn vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động chiếm 11,9%.
Để giải quyết vấn đề, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, chủ đầu tư phải tổ chức lập biện pháp quản lý rủi ro trong suốt quá trình thi công. Thi công phải đảm bảo an toàn cho cả người lao động và người dân xung quanh.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp đề nghị các Bộ, ngành phải phối hợp để đánh giá lại năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng, việc đào tạo người lao động tham gia vận hành thiết bị, công tác huấn luyện an toàn lao động, kiểm định an toàn; đồng thời, sử dụng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động tại các công trình, dự án trọng điểm, gần các khu dân cư có nguy cơ gây mất an toàn cho người dân; lựa chọn những người lao động có chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo về an toàn lao động.
Được biết, các đợt thanh tra, kiểm tra an toàn lao động sẽ được tiến hành trong tháng 5, tháng 6 năm 2015 và các tháng cuối năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời tiết ngày mai 8/11 trên cả nước: Hà Nội chuyển rét, có nơi 19 độ, TP Hồ Chí Minh xuất hiện mưa rào
PC Đà Nẵng: Xử lý kịp thời các trường hợp sản lượng điện tăng bất thường
Đà Nẵng: Cấm một số loại ô tô trên Quốc lộ 1 giờ cao điểm
Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2024
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế