Nghi án “lại quả” 16 tỉ đồng: Dừng giải ngân với JTC Nhật Bản
Xác định vụ khai nhận “lại quả” 16 tỉ đồng liên quan đến dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội số 1, Bộ GTVT đã tạm dừng việc giải ngân và thương thảo tài chính với nhà thầu JTC.
Theo Bộ GTVT, Công ty JTC Nhật Bản hiện là nhà thầu Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), với nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản.
Xác định vụ nghi án “lại quả” 80 triệu Yên (khoảng 16,4 tỉ đồng) liên quan đến dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) – giai đoạn 1, trước mắt Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Ban Quản lý dự án đường sắt tạm dừng giải ngân theo hợp đồng đã ký với JTC. Đồng thời, lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu tạm dừng thương thảo tài chính hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a đối với JTC.
Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, hay còn gọi là Đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Dự án được chia làm các giai đoạn đầu tư xây dựng để phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng, thu xếp nguồn vốn vay ODA Nhật Bản.
Trong giai đoạn 1, theo quyết định đầu tư ngày 31/10/2008, dự án có quy mô xây dựng mới đường sắt đôi trên cao điện khí hóa đoạn Giáp Bát - Gia Lâm với chiều dài 15,36km và khu Tổ hợp Ga Ngọc Hồi dài 3,85km.
Với tổng mức đầu tư 19.460 tỷ đồng (13.972 tỷ vay JICA, còn lại là đối ứng), dự án do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là chủ đầu tư, quản lý dự án là Ban QLDA Đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến từ năm 2008 đến năm 2017.
Đến thời điểm hiện tại đã ký hiệp định vay JICA lần 1 với giá trị 4,683 tỷ Yên cho công tác thiết kế và hỗ trợ đấu thầu. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn từ tháng 4/2008, và đã báo cáo Bộ GTVT phê duyệt kết quả đấu thầu cho liên danh tư vấn do Japan Transportation Consultant, Inc (JTC) đứng đầu, liên danh với các công ty Nhật Bản khác.
RPMU và liên danh tư vấn đã ký hợp đồng ngày 9/9/2009, thời gian thực hiện từ 1/10/2009 đến 30/11/2011. Trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn, do có một số nội dung thay đổi, phát sinh (như tăng diện tích, số lượng công trình, điều chỉnh vị trí các nhà ga, thay đổi vị trí cầu vượt sông Hồng...), tổng giá trị hợp đồng tư vấn đã điều chỉnh thành hơn 3,6 tỷ Yên và 236 tỷ VNĐ. Thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 11 tháng, đến ngày 31/10/2012.
Được biết đến nay, tư vấn đã cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật, nhưng do cầu vượt sông Hồng và đoạn tuyến phía Bắc cầu sông Hồng chưa được TP. Hà Nội và các Bộ ngành thống nhất hướng tuyến, nên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chưa thể phê duyệt được toàn bộ thiết kế. Hợp đồng tư vấn đã giải ngân khoảng 80% phần tiền Yên (Nhật) và 69% phần tiền Việt.
Giai đoạn 2a của dự án, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư tiểu dự án với phạm vi từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi, dài 5,649 km và kết nối với giai đoạn 1. Tổng mức đầu tư 24.825 tỷ VNĐ, gồm 75,667 tỷ Yên và 4.477 tỷ VNĐ. Hiệp định vay JICA lần 2 cho Dự án đã ký ngày 22/3/2013 với giá trị là 16,588 tỷ Yên.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a, hiện đang thương thảo tài chính với liên danh do JTC đứng đầu, dự kiến sẽ ký kết hợp đồng trong tháng 7/2014. Gói thầu xây lắp chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu tổ hợp Ngọc Hồi đã xong bước sơ tuyển, dự kiến phát hành hồ sơ mời thầu vào ngày 24/3/2014, các gói thầu còn lại chưa triển khai đấu thầu.
Đến nay dự án đã tiếp nhận 2 khoản vay JICA với tổng giá trị 21,271 tỷ Yên, các giai đoạn của Dự án đã bắt đầu triển khai từ năm 2008.
Ngay trong ngày hôm nay (24/3), Bộ GTVT sẽ làm việc với một số đại diện Nhật Bản ở Hà Nội xoay quanh vụ việc trên.
Infonet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé
Cột tin quảng cáo