Nghĩ gì về số doanh nghiệp phá sản?
Đây là con số do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn công bố bên lề Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp về chính sách và thủ tục hành chính thuế - hải quan năm 2012 vừa diễn ra cuối tháng 9/2012 tại Hà Nội.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng đưa ra số liệu của 8 tháng đầu năm, cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại. Như vậy, "sức khỏe" doanh nghiệp đang có chiều hướng tốt lên, phải chăng là tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế? Sự thực, chúng ta chưa thể vội lạc quan khi mà số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng qua là 35.500 doanh nghiệp, cao gấp 17,8 lần số doanh nghiệp "hồi sinh".
Điều này có nghĩa số lượng doanh nghiệp "hồi sinh" trong thời gian gần đây là vô cùng nhỏ bé, phần đông vẫn ở tình trạng "sống dở, chết dở". Các hiệp hội ngành hàng vẫn không ngừng "kêu" cho doanh nghiệp, xin cứu trợ thêm từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng, nói như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phải nhìn thẳng vào thực tế là một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp hiện nay có năng lực rất hạn chế, hiệu quả hoạt động thấp. Sự biến mất của những doanh nghiệp này là quy luật đào thải không thể tránh khỏi của kinh tế thị trường, nay "cứu vớt" doanh nghiệp này nhưng chưa chắc ngày mai họ có thể sống tiếp.
Thậm chí, Chủ tịch VCCI còn dự báo, số doanh nghiệp giải thể, phá sản những năm tới vẫn tiếp tục tăng nhanh ngay cả khi tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát thấp do sức ép cạnh tranh lớn, môi trường kinh doanh trở nên bình đẳng hơn.
Dự đoán này hoàn toàn có cơ sở, vì đến năm 2015, Việt Nam hội nhập đầy đủ trong AFTA; tới năm 2018, hội nhập toàn diện trong WTO, nhiều mặt hàng thuế nhập khẩu về 0%, rào cản bảo hộ không còn, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh bình đẳng hơn.
Tới đây, một cuộc sàng lọc nghiệt ngã sẽ diễn ra trên thương trường để dồn nguồn lực cho những doanh nghiệp có năng lực vượt trội. Dù đau đớn nhưng đó là cái giá của hội nhập, Nhà nước không thể là "bà đỡ" suốt đời mất mát cho doanh nghiệp mà bản thân họ muốn "sống" được phải tự tái cơ cấu chính mình. Ai cũng lo khi thấy số doanh nghiệp rút khỏi thị trường gia tăng, nhưng nếu nhìn ở một khía cạnh khác, đây lại chính là cơ hội có lợi cho tái cấu trúc nền kinh tế đất nước.
Theo Kinh tế đô thị
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc