Nghi phạm số một là xăng dầu
TS Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Viện phó Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an), cho hay với kinh nghiệm trực tiếp tìm hiểu nhiều vụ cháy ô tô, xe máy, ông nghi ngờ xăng pha phụ gia như acetone, methanol là nguyên nhân gây cháy.
Bên cạnh làm gioãng dây dẫn, kim loại thì một tác hại nguy hiểm của xăng pha phụ gia, cụ thể là methanol, là tác động với oxide nhôm có ở động cơ, giải phóng nhôm methoxide, nhôm tự do trong động cơ tiếp tục tác dụng với methanol để giải phóng hydro. Trong điều kiện dây dẫn do tác động của xăng pha phụ gia bị hở, các chất hữu cơ bị bay hơi ra ngoài. Hỗn hợp nhiên liệu với hydro được giải phóng có thể gây cháy.
Trên cơ sở thống kê một số tính năng kỹ thuật của các nguyên liệu phụ gia như methanol, acetone, ông Đỗ Huy Thanh, Học viện Kỹ thuật Quân sự, người trực tiếp nghiên cứu về nguyên liệu sinh học, khẳng định khả năng gây trương nở và ăn mòn động cơ của các phụ gia này.
Xăng pha methanol làm tăng nhiệt độ động cơ Mới đây, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội thực nghiệm xác định nhiệt độ động cơ dùng xăng pha methanol. Kết quả cho thấy nhiệt độ đo tại thân động cơ khi vận hành với xăng pha 15% methanol tăng khoảng 10% so với khi vận hành bằng xăng chuẩn. Ngoài ra, động cơ vận hành bằng xăng pha 15% methanol đến phút thứ 50 thì hoạt động không ổn định, liên tục chết máy, khi nguội thì động cơ lại hoạt động bình thường. |
Ông Thanh đề nghị, các đơn vị có trách nhiệm nên thử nghiệm xăng pha phụ gia với hệ thống cấp, dẫn nhiên liệu của các dòng xe khác nhau để có thể đưa ra được kết quả cụ thể, và chính xác.
Có thể do phụ tùng?
Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Cơ khí Động lực (Đại học Bách khoa Hà Nội), ông cùng một số cộng sự đã khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân gây cháy. Bước đầu có thể rút ra được năm nguyên nhân gây cháy, trong đó nhà khoa học nhấn mạnh nguyên nhân phụ tùng, đặc biệt là hệ thống dây điện, tiếp điểm, rơle, sạc ắc-quy, cuộn đề có độ bền nhiệt không đáp ứng yêu cầu hoặc phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt.
TS Tuấn lấy ví dụ ắc-quy của xe thường được quy định dải nhiệt độ làm việc, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiệt độ trong khoang máy quá nóng, hệ thống lưu thông trao đổi khí với môi trường không đáp ứng yêu cầu hoặc hệ thống làm mát gặp sự cố dẫn tới bộ phận quá nóng và phát sinh cháy.
Ông Lê Bạch Chúc, cán bộ Trung tâm An toàn Hóa chất Bảo vệ Môi trường, người có hơn 20 năm nghiên cứu về chất lượng xăng dầu trong quân đội, đề cập các nguyên nhân dẫn đến phát sinh nguồn nhiệt, tia lửa điện như chập mạch điện do dây điện bị hở, ống xả quá nóng, dây cao áp bị lỗi hoặc tuột đánh vào thân xe.
Về chất gây cháy, theo ông Chúc, có thể do xăng phun ra từ đường ống bị hở, lắp đặt điều chỉnh carburetor tồi, có rơm rác, lá cây nằm ở vị trí có nhiệt độ cao. Ông Chúc khẳng định chỉ khi hội tụ đủ hai yếu tố trên - chất cháy và nguồn nhiệt cao- thì mới xảy ra cháy.
Thực tế sự kết hợp đồng thời các yếu tố này không phải lúc nào cũng xảy ra. Điều đó giải thích vì sao số xe bị cháy trên tổng số xe hoạt động là không nhiều. Nhận định về các vụ cháy xe gần đây, ông Chúc cho rằng, nguyên nhân chủ yếu liên quan tình trạng kỹ thuật không hoàn thiện của xe như hệ thống cung cấp nhiên liệu không kín, hệ thống điện có những khiếm khuyết làm phát sinh tia lửa điện.
Nhiều nhà khoa học tại hội thảo cũng đặt nghi vấn xăng pha tạp chất mới là nguyên nhân số một.
Theo TPO
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng