Người dân hoang mang vì nước máy có sự lạ bất thường
Sự lạ bất thường trong lòng Hà Nội
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có ý nghĩa không chỉ cho phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng các tiêu chí để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành công nghiệp, mà còn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến phát triển bền vững giống nòi trong tương lai. Chính vì vậy, trong những năm qua, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn luôn được các cấp ngành TƯ và địa phương quan tâm thích đáng.
Năm 2008, dự án Nhà máy nước sạch xã Xuân Dương được đầu tư xây dựng với số vốn gần 10,2 tỷ đồng, theo chương trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thực tế và được đông đảo người dân nhiệt tình ủng hộ.
Nhưng, trái với như mong đợi của người dân, nguồn nước sạch mà họ chờ đợi bao năm, lại khiến họ hoang mang lo lắng khi xuất hiện sự lạ bất thường. “Khi mới dùng nước của nhà máy, chúng tôi không để ý nên vẫn ăn uống bình thường. Được vài tuần thì thấy nước nổi váng, không có mùi gì cả. Khoảng 3 tháng trước, nhiều người trong làng luộc thịt lợn bằng nước đó thịt không chín, thái ra vẫn đỏ tươi. Nhưng lạ là luộc bằng nước mưa nhìn miếng thịt khác ngay.” – ông H.V.Đ nói với phóng viên.
Một người dân khác trong thôn Xuân Dương, ông D.D.T năm nay đã 70 tuổi, cho hay: khoảng cuối năm 2013 đầu năm 2014 có người đi kiểm tra nguồn nước, kết luận nước giếng khoan mà người dân đang sử dụng nhiễm Asen (?) và khuyến cáo nên dùng nước do nhà máy nước mới xây dựng cung cấp. Tin lời, gia đình ông T chuyển qua sử dụng nước từ nhà máy nước sạch trong xã. Tuy nhiên, ông T và gia đình phải phen kinh hãi: “Một lần mua thị về luộc thấy vẫn đỏ nên chả ai dám dùng”.
Nước “bẩn” giá... trên trời
Ở Xuân Dương, nguồn nước ngầm cạn kiệt từ lâu nên người dân phải khoan sâu xuống đất vài chục m mới hút được nước lên để dùng. Cái khó là hiện nay, nguồn nước ngầm này cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Khi có tin sắp được sử dụng nước máy, người dân rất phấn khởi góp tiền mua đồng hồ, lắp đặt đường ống.. rồi háo hức chờ đợi từng ngày.
Tuy nhiên, khi nhà máy xây dựng xong, mỗi m3 được nhà máy tính giá... 5,500 đồng, vượt quá sức chịu đựng của người dân nên hầu hết, được vài tuần là... bỏ. “Lúc họ bắt đầu cung cấp nước sạch, nhà tôi dùng một vài tuần nhưng sau đó phải bỏ vì giá đắt quá, không kham được.” - Chị H.T.C. thôn Trường Xuân cho biết.
Cũng như chị H.T.C, gia đình ông H.V.D cũng đã chuyển qua dùng nước mưa từ lâu. “Nhà tôi xây bể chứa nước mưa nhiều năm nay để nấu cơm. Nước giếng khoan dùng để tắm giặt. Nguồn nước từ nhà máy nước sạch bẩn lắm nên không dùng nữa.” Mặc dù, theo ông D, để được sử dụng nước sạch từ nhà máy của xã, ông đã phải “bấm bụng” bỏ ra khoản tiền 1.550.000đ mua đồng hồ.
Theo những người dân thì họ bỏ nguồn “nước sạch” từ nhà máy của xã Xuân Dương đã hơn 4 tháng, và họ vẫn buộc phải dùng nước mưa, nước giếng khoan cho sinh hoạt hàng ngày. Nước sạch là một mục tiêu chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Nhà máy nước sạch đã “ngốn” hết 10,2 tỷ đồng tiền ngân sách, sau 5 năm xây dựng, chẳng lẽ không phải vì người dân?
End of content
Không có tin nào tiếp theo