Người Việt có tên trong hồ sơ Panama: Ngành thuế lập tiểu ban kiểm tra
Tin tức trên báo Lao động, dữ liệu hồ sơ Panama vừa công bố rạng sáng nay, 10/5, đã chỉ rõ từng cá nhân, doanh nghiệp có liên quan tới vụ việc này trong đó riêng tại Việt Nam có 189 người. Về việc này, lãnh đạo ngành thuế cho biết đã lập ra tiểu ban đề kiểm tra, rà soát vụ việc này.
Cụ thể, đối với Việt Nam, dữ liệu vừa công bố, cho thấy có 19 công ty vỏ bọc được thành lập tại nước ngoài. Những công ty này chủ yếu được đặt tại Quần đảo British Virgin thuộc Anh. Ngoài ra, danh sách cũng công bố 185 địa chỉ tại Việt Nam.
Đặc biệt, hồ sơ cũng đề cập đến 189 cá nhân có liên quan tới Việt Nam.Những cái tên được nhắc tới trong danh sách bao gồm cả tên người Việt Nam và nước ngoài. Để tra cứu dữ liệu mới cập nhật về các công ty vỏ bọc, người dùng có thể truy cập vào trang web https://offshoreleaks.icij.org của Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ).
Trao đổi cuối giờ chiều 10/5 với PV Lao Động, ông Nguyễn Hữu Ánh- Vụ trưởng vụ Thanh tra (Tổng cục thuế- Bộ Tài chính)- cho biết, cũng vừa nắm được thông tin. Theo ông Ánh vụ việc hồ sơ Panama là thông tin về quốc tế nên cần phải có thời gian để xem xét, rà soát.
Ngoài ra, Vụ trưởng vụ Thanh tra thuế thông tin thêm, vào chiều 10/5, Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế Bùi Văn Nam vừa chủ trì cuộc họp giao cho các vụ các ban đơn vị thành lập tiểu ban kiểm tra về vụ việc này. “Trong đó có vụ thanh tra, vụ hợp tác quốc tế và các vụ liên quan.
Về việc rà soát phải kiểm tra kỹ, như người Việt Nam nhưng nếu định cư ở nước ngoài thì cũng không làm gì được. Việc này phải tìm hiểu cụ thể”, ông Ánh cho biết.
Liên quan tới vấn đề này, trên quan điểm cá nhân ông Vũ Tiến Dũng, đại diện Đại lý thuế Tâm Việt, chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho rằng, nếu chỉ dựa trên những thông tin đưa ra trong hồ sơ Panama không tổ chức, cơ quan nào có thể khẳng định ngay dữ liệu này là đúng hay sai? Trước thông tin, mỗi cá nhân, tổ chức có tên trong danh sách sẽ có những phản ứng khác nhau. Báo TTXVN thông tin.
Theo ông Vũ Tiến Dũng, hiện chỉ có những người có tên trong danh sách mới có thể xác định chính xác mức độ của vấn đề. Trong khi đó, để xác thực được vấn đề này, cần nhiều thời gian, chi phí, nhiều cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế vào cuộc. Lúc này, chỉ có thể nói rằng, phụ thuộc nhiều vấn đề đạo đức của mỗi tổ chức cá nhân trước thông tin được đưa ra.
Hồ sơ Panama trở thành tâm điểm của dư luận sau vụ rò rỉ 11,5 triệu tài liệu mật của Công ty luật Mossack Fonseca ở nước này. Theo điều tra ban đầu của ICIJ, Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế.
Số tài liệu này ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (từ năm 1975). Đây được xem vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay và nó hé lộ danh tính nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới có những tài sản khổng lồ ở nước ngoài, cũng như những bí mật của giới nhà giàu trên toàn thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Kỳ vọng đầu tư công, đầu tư tư nhân và xuất nhập khẩu duy trì tăng
Long An phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9% trong năm 2025