Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
(suckhoe) Những nguyên nhân
Nhờ có sự chênh lệch áp suất mà sự trao đổi khí ở phế nang và sự chênh lệch áp suất giữa phế nang và môi trường bên ngoài diễn ra liên tục, cho nên tạo ra sự hoạt động của cơ hô hấp để lưu thông không khí. Tuổi càng cao càng có sự lão hóa về phổi cả về khối lượng và thể tích, ít di động hoặc di động kém càng dễ mắc bệnh về hô hấp. Thêm vào đó là hiện tượng vách phế nang và mao mạch bị teo dần theo năm tháng làm giảm bớt mao mạch đưa máu đến các phế nang đó đó độ dàn hồi của các phế nang giảm rõ rệt gây nên hiện tượng hô hấp kém, vì vậy dung tích sống của phổi giảm rõ rệt.
Theo thống kê, ở Việt Nam, dung tích sống của phổi của thanh niên 25 tuổi là 38,2 lít, đến khi tuổi ngoài 60 thì chỉ còn 27,5 lít. Có hiện tượng đó là do giảm khả năng di động của lồng ngực và lực hô hấp cũng như khả năng lưu thông khí của phế quản và sự đàn hồi của phổi. Vì sự suy giảm về chức năng của phế quản thêm vào đó là sự suy giảm chức năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh nhất là tác nhân nhiễm trùng cho nên NCT rất dễ mắc bệnh viêm phổi. Nguyên nhân viêm phổi ở NCT hoặc do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm), hoặc do khói bụi (môi trường ô nhiễm, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào) hoặc ít vận động, nằm lâu do liệt hoặc kết hợp. Viêm phổi ở NCT khác với người trẻ tuổi, nhiều trường hợp chỉ viêm họng, mũi cũng rất dễ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Một số trường hợp NCT mắc một số bệnh mạn tính đường hô hấp như: bệnh giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen suyễn, khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thì bệnh bùng phát thành bệnh viêm phổi cấp tính.
Lời khuyên của thầy thuốc
NCT cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ở thông thoáng, không hút thuốc lá, thuốc lào. Nếu có chế độ ăn, uống hợp lý là điều lý tưởng nhất.
Hàng ngày cần uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng rừ 1,5 - 2 lít), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây hàng ngày. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Cần vận động cơ thể bằng mọi hình hình thức tùy theo sức khỏe và điều kiện của từng người. Trong một số trường hợp bị liệt cần được ngồi nhiều hơn nằm và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu càng tốt.
Đặc biệt, một số loài vi khuẩn khi bình thường sống cộng sinh ở đường hô hấp trên nhưng mỗi khi sức đề kháng suy giảm là chúng trở nên gây bệnh cấp tính, trong đó có bệnh viêm phổi cấp. Điển hình là vi khuẩn phế cầu (St. pneumoniae), H. influenzae, Staphylococus, Streptococus… và một số virút đường hô hấp, vi nấm.
Trong một số trường hợp, nhất là người già, bệnh viêm phổi thường diễn ra sau khi mắc phải bệnh cúm, cảm lạnh, hoặc bị lây bệnh ngay trong bệnh viện (nhiễm trùng bệnh viện) do đi khám bệnh hoặc nằm viện điều trị một bệnh nào đó. Không chỉ ở các nước đang phát triển mà ngay cả nước tiên tiến thì bệnh viêm phổi ở NCT vẫn có những đặc điểm riêng.
Đáng lo ngại nhất là NCT mắc bệnh viêm phổi mà tác nhân gây bệnh là virút, bởi vì với virút thì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trong khi sức đề kháng của họ rất kém. Ở Việt Nam, theo thống kê thì tỉ lệ tử vong do viêm phổi ở NCT nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lên tới 25%.
Triệu chứng
Viêm phổi đối với NCT có dấu hiệu lâm sàng rất khác so với người trẻ tuổi. Nhiều khi người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là NCT có tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường. Một số NCT mắc một số bệnh mạn tính kéo dài nằm liệt giường do tai biến mạch máu não hoặc bệnh Parkinson, hoặc do biến chứng của thoái hóa khớp, hư khớp rất khó khăn trong việc đi lại càng dễ mắc bệnh viêm phổi. Tuy vậy, có một số triệu chứng điển hình như: thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng do thiếu dưỡng khí. Triệu chứng ho là hay gặp nhất, đặc biệt là ở những NCT có bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, COPD). Ho thường có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính một ít máu do mao mạch bị vỡ ra, tuy vậy có một số ít trường hợp không ho. Đa số đều có tức ngực, khó thở nhẹ.
Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước thể hiện môi khô, lưỡi trắng (bẩn), má hóp, da nhăn nheo.
Chụp X-quang phổi, sẽ cho thấy hình ảnh viêm đông đặc phổi biểu hiện bằng hội chứng viêm phế nang cục bộ hoặc rải rác kèm theo có hội chứng phế quản (rốn phổi đậm) và hội chứng nhu mô có thể làm nhầm lẫn với lao phổi (cần chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để phân biệt).
Nếu có điều kiện có thể nuôi cấy, phân lập vi khuẩn từ dịch nhầy phế quản, trên cơ sở đó thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ để xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với kháng sinh, giúp cho bác sĩ chữa bệnh chọn kháng sinh thích hợp để điều trị nhằm giảm bớt thời gian nằm viện.
Phòng bệnh thế nào?
Trước hết, khi NCT nghi ngờ bị viêm phổi cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân. Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, nhất là viêm phổi do virút. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào là do bác sĩ khám bệnh kê đơn và tư vấn sử dụng.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
End of content
Không có tin nào tiếp theo