Những điều chưa biết về "cô gái vàng" đưa môn Sinh học lên đỉnh cao của thế giới
Cô gái vàng… xác lập kỉ lục thế giới
“Cô gái Vàng” của Sinh học Việt Nam, Nguyễn Phương Thảo – học sinh trường chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH QG HN), người đạt số điểm cao nhất thế giới tại kì thi Olympic Sinh học 2018 chia sẻ, “ngay từ trước khi bước chân vào cuộc tranh tài này, em đã xác định mục đi thi lần để đổi màu huy chương”.
Năm ngoái, em đã từng chinh chiến và chỉ giành được một tấm huy chương bạc duy nhất, đó vừa là tự hào nhưng cũng là niềm động lực to lớn hơn để em quyết tâm phấn đấu trong năm nay. Bởi vậy, trong suốt một năm qua, em đã vạch định chiến lược riêng mang tên “cuộc chinh chiến đổi màu huy chương”, và hôm nay đây là kết quả mà em thấy hạnh phúc nhất, dành tặng cho bà, bố, mẹ, và những người thầy luôn đồng hành cùng em trong suốt những năm qua”, Phương Thảo tâm sự.
Không chỉ dừng lại ở chinh phục đổi màu huy chương cho mình, “cô gái vàng” Nguyễn Phương Thảo bất ngờ đạt được thành tích xuất sắc với tổng số 98,13/100 điểm; đánh bại 261 thí sinh, trở thành người có điểm số cao nhất trong 71 nước dự kỳ thi Olympic Sinh học năm 2018.
PhươngThảo vui mừng nói: “Thật sự em rất hồi hộp và bất ngờ khi nghe ban tổ chức công bố top ba chung cuộc. Tim em như ngừng đập vào giây phút người dẫn chương trình hô to “Phương Thảo đến từ Việt Nam” là người có số điểm cao nhất kì thi năm 2018. Một cảm xúc bùng nổ thật sự, cả đoàn đã ôm trầm lấy nhau, nhảy lên vui mừng trong những cái vỗ tay rất to, rất dài của cả hội trường. Có lẽ đây là giây phút huy hoàng và đáng nhớ nhất cuộc đời em”.
Điều đầu tiên sau khi được đứng trên bục vinh quang, trong đầu em hiện lên hình ảnh những ngời thầy cô, gia đình và những người đã hỗ trợ cho em trong quá trình học tập để có được kết quả như ngày hôm nay, em thầm cảm ơn tất cả đã không phụ sự kì vọng.
Với Phương Thảo: “Thành tích này là niềm hạnh phúc, là nền móng bước đầu cho em phấn đấu trong tương lai của mình. Thành tích được như vậy nhưng không có nghĩa là em ngủ quên trên chiến thắng, với em đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên, em sẽ nỗ lực hơn nữa trong những chặng đường sắp tới".
Gian nan đổi màu huy chương
Thành tích là vậy, nhưng ít ai có thể hình dung ra được sự cam go từng phút trên đấu trường trí tuệ này, cô gái vàng cùng đoàn thí sinh Việt Nam đã phải trải qua hai phần thi hết sức căng thẳng và đầy áp lực.
Phương Thảo chia sẻ, năm nay cả đề lý thuyết và thực hành phân hoá rất cao. Đồng thời, cả cách chấm điểm cũng khắt khe hơn năm trước nhiều.
Ví dụ: Bình thường bọn em thi 1 bài lý thuyết có 50 câu Trắc nghiệm; cứ đúng 4 ý trắc nghiệm thì được tính 1 điểm; 3 ý được 0,6 điểm; 2 ý được 0,2 điểm; còn lại, đúng 1 ý thì không được điểm nhưng năm nay cách đánh giá điểm từng đáp áp chặt hơn rất nhiều. Ban tổ chức tính 4 ý đúng được 1 điểm: 3 ý được 0,5 điểm. Còn lại, nếu chỉ đúng 1 hoặc 2 ý cũng đều không được điểm nào.
Không chỉ vậy, để đạt được kết quả này, Thảo đã trải qua áp lực rất lớn từ bài thi, “đi thi em tự đặt ra áp lực cho mình, kết quả càng cao thì áp lực phải rèn luyện càng lớn. Nhưng cũng chính áp lực đó giúp em có động lực hoàn thành tốt bài thi với điểm gần tuyệt đối như vậy”.
Có được kết quả như ngày hôm nay, “cô gái Vàng” ấy đã có một kế hoạch học dài hơi từ hơn một năm trước đây. “trong chiến lược học của mình, em coi trọng nhất vừa rèn khả năng suy luận, vừa rèn ghi nhớ tối giản hóa các kiến thức đồng thời em cũng luyện đọc, làm đề rất nhiều. Em tự hình thành một thói quen “phản xạ đề 5 giây” nghĩa là sau khi đọc đề trong 5 giây đầu tiên kiến thực hiện lên đầu tiên là kiến thức đúng, lật tức ghi lại ra giấy và tính thật nhanh không được phân vân sẽ rất dễ sai hoặc lạc đề”.
Đồng thời, “đối với thực hành và lý thuyết, tuy hai phần rất tách rời nhưng khi học thì đây là hai phần không tách rời được. Chỉ có lý thuyết vững mới làm được thực hành, ngược lại khi có thực hành mình mới chứng minh được giả thuyết đưa ra trong lý thuyết. Chính vì vậy, khi học một phần thực hành nào đó em luôn cố gắng tìm hiểu những kiến thức lý thuyết đó như thế nào và khi học một phần lý thuyết mình tìm hiểu xem là những thí nghiệm đó có thể làm được trong khuôn khổ lý thuyết nào để có thể giúp cho em vừa khắc sâu kiến thức lại giúp em yêu thích môn Sinh học hơn.
Chia sẻ về dự định tương lai, Phương Thảo chia sẻ, ngay sau cuộc thi này, em sẽ nộp đơn vào ngành Cử nhân tài năng Sinh học của trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội để theo đuổi đam mê Sinh học của mình. Cùng với đó, trong quá trình học, em sẽ cố gắng học tiếng Anh và săn học bỗng để đi du học”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất