Những vị trí thuận lợi giúp quan sát tốt “trăng máu”
“Trăng máu” diễn ra một lần duy nhất trong năm 2015
Anh Trần Văn Long, Phó Chủ tịch hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết, vào tối ngày 4.4.2015, người dân có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay còn gọi là “trăng máu”). Đây cũng là lần nguyệt thực toàn phần duy nhất trong năm 2015 người dân có thể quan sát được.
Theo giờ Việt Nam, vào lúc 16h01, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối, pha toàn phần bắt đầu lúc 18h57 phút; đạt cực đại lúc 19h00. Pha toàn phần kết thúc lúc 19h02; pha một phần kết thúc lúc 20h44. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21h59 và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.
Anh Long cho biết thêm, nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.
“Năm 2014 Việt Nam đã có 1 lần quan sát được nguyệt thực toàn phần vào ngày 08.10. Lần nguyệt thực một phần tiếp theo mọi người có thể quan sát được sẽ diễn ra vào ngày 8.8.2017; nguyệt thực toàn phần phải đợi đến 31.1.2018”, anh Long chia sẻ.
Theo anh Long, hiện tại thời tiết nắng ráo, do vậy, người dân trên khắp cả nước hoàn toàn có thể quan sát rõ hiện tượng “trăng máu”. Người dân có thể dùng máy điện thoại, máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc đẹp về hiện tượng trên.
Nhìn hướng Đông quan sát “trăng máu”
Hội thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh cho hay, để quan sát rõ hiện tượng “trăng máu”, người dân nên nhìn ra hướng Đông (hướng mặt trời mọc), chọn nơi thoáng đãng để quan sát.
Người dân hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần bằng mắt thường. Tuy nhiên, để đẹp hơn, có thể sử dụng thêm những chiếc kính thiên văn phổ thông.
Tại Thủ đô Hà Nội, ngoài địa điểm quan sát là những vùng đất trống, tòa nhà cao tầng, người dân có thể tổ chức thành nhóm quan sát tại hai địa điểm là cổng sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, quận Cầu Giấy; vàTrung tâm thương mại Savico Megamall, quận Long Biên; cầu Nhật Tân.
TP. Hồ Chí Minh, người dân có thể quan sát “trăng máu” ở mọi địa điểm. Tuy nhiên, để quan sát rõ hơn thì lên cầu Khánh Hội; khu đường gần siêu thị Metro; khu dân cư Tân Quy Đông, quận 7… Đây là những địa điểm có không gian rộng, thoáng đãng, không bị che khuất bởi những tòa nhà cao tầng nên người dân có thể thấy rõ.
Theo anh Trần Văn Long, Phó Chủ tịch hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, trong ngày 4.4, tại khu vực sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội sẽ có khoảng 400 người cùng tham gia sự kiện ngắm hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Tại đây có 12 ống kính thiên văn để mọi người cùng quan sát hiện tượng này.
Vào lúc 18h30 ngày 3.4, nhiều người dân đã nhìn thấy mặt trăng to màu đỏ cam, gần giống với hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Tuy nhiên, anh Hoàng Quốc Phương, Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho rằng đây không phải là hiện tượng “trăng máu”.
Anh Phương giải thích rằng, trăng có màu đỏ cam là do nhiễu loạn khí quyển. Thời tiết nắng nóng ở miền Bắc, đặc biệt khu vực Hà Nội gây ra biến đổi trong khí quyển. Ánh sáng của trăng đi xuyên qua đoạn khí quyển này khiến trăng mang màu đỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?