Nơi phụ huynh khuyến khích thầy đánh con
Những lời quát nạt như thế luôn diễn ra thường xuyên, suốt mỗi buổi tập của đội năng khiếu ở hồ bơi ở trung tâm văn hóa quận 10, đường Đồng Nai, TP.HCM.
Đóng tiền để cho con “được” thầy giáo đánh
Tuy nhiên, không chỉ quát nạt, các em nhỏ bé như cái kẹo và cực kỳ đáng yêu, còn thường xuyên bị các thầy đánh đập vào tay, vào mông. Sonny và Nhi, 2 trong những em bé nhỏ nhất hồ, chỉ mới 4 và 5 tuổi, bị thầy kêu lên bờ rồi phát vào mông vì cái tội ít bơi, cười nhiều rồi còn đi “tám” với các bạn ở làn bơi khác.
Nhiên, một cô bé chỉ mới 7 hay 8 tuổi gì đó, bị thầy dùng thước đánh vào tay do chỉ 3 lần rồi mà vẫn làm sai. Mặc dù mếu máo khóc vì sợ và đau, song em vẫn tiếp tục xuống nước bơi tiếp. Một cô bé khác, khoảng 6 tuổi, mặt mũi thất thần khi nghe thầy nói: “Sai lần nữa là ăn 3 roi nhé”.
Chị Phan Thị Thu Hà, người đang có 2 con nằm trong đội tuyển, cho biết, hai con của chị, Phạm Minh Quân, lớp 3 trường Võ Trường toản và Phạm Thái An, học trường Mầm non 1 Quận 10, đã vào đội tuyển được hơn 1 năm rồi. Minh Quân được trường cử đi học khi em nói là “em biết bơi”, rồi sau đó chị cũng cho Thái An học luôn. Chỉ cần biết bơi và dưới 9 tuổi, sẽ được nhận vào đội năng khiếu của trung tâm. Mỗi tháng chỉ phải đóng 100.000 đồng cho hồ bơi, còn tất cả thứ khác đều miễn khí. Nếu thấy thầy vất vả, có thể bồi dưỡng thêm cho thầy, tùy lòng mỗi người. Bù lại, khi trung tâm yêu cầu em nào đi thi, thì em đó phải đi. Minh Quân từng đi thi ở giải bơi lội của quận 10, nhưng không được giải.
Phụ huynh hết lời bênh vực thầy giáo
Chứng kiến những cảnh đó, chúng tôi hỏi các phụ huynh đứng gần đó, rằng thầy tại sao lại phải la lối lớn như thế, toàn bé gái nhỏ xíu nên nhẹ nhàng. Thêm nữa, chẳng biết ông thầy lòng gan dạ sắt như thế nào, lại có thể đánh những cô bé dễ thương như thiên thần đó. Chưa nói, mới 4 hay 5 tuổi mà bơi thế đã giỏi rồi, còn đòi hỏi gì nữa. Nên để các em vừa học vừa chơi,…
Khi thấy chúng tôi thao thao bất tuyệt kết tội các thầy giáo, thay vì hùa vào, các phụ huynh làm một việc hết sức…bất thường, hết lời bênh vực thầy giáo.
Theo chị Phan Thị Thu Hà, thì thầy làm như thế chẳng có gì sai hết. “Đông người, thêm nữa ở dưới đó, nếu thầy không hét lên, mấy đứa nhỏ sẽ không nghe. Thầy đánh nghe kêu to vậy thôi, chứ không đau đâu, cái thước thầy cầm bản khá lớn mà. Với nữa, phải đánh vậy tụi nhỏ mới siêng năng và tiến bộ được”, chị Hà bình luận.
Dù thường xuyên chứng kiến cảnh con mình bị thầy chửi bới, nạt nộ, thậm chí còn khóc mếu máo do bị đánh; chị Hà và nhiều phụ huynh khác vẫn thấy điều đó vô cùng bình thường. Họ là những phụ huynh theo trường phái “yêu cho roi, cho vọt” và họ biết rằng, thầy có hung dữ thì cũng vì muốn tốt cho con họ chứ không có ý gì khác. Có lẽ, vì mấy thầy cũng biết điều đó, nên vẫn thẳng thay trừng trị học sinh trước mặt phụ huynh mà không hề có chút e ngại nào.
Tuyển năng khiếu của trung tâm văn hóa quận 10 hiện có khoảng hơn 60 em, tuổi từ 4 đến 15; do tầm 6 thầy phụ trách. Học 6 buổi/tuần, từ 7 giờ đến 8 giờ 30 tối.
Chị Hà nói thêm, mục đích của chị khi cho hai con theo học lớp năng khiếu là để chúng khỏe mạnh hơn, đoạt giải thì tốt mà không cũng chẳng sao. Cháu Quân đã học lớp 3, có thêm nhiều bài vở để học, nên chị chỉ cho 2 con học 4 buổi/tuần, chỉ nghỉ thứ tư và thứ sáu.
“Thỉnh thoảng, Thái An cũng nhõng nhẽo đòi nghỉ, nhưng chị không cho. Khóc vì bị thấy đánh cũng có, nhưng vậy mới nên người”, chị Hà kết luận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao