Nuôi chim bồ câu pháp- mô hình làm giàu mới cho bà con nông dân.
Đến làng Tón, xã Việt Ngọc, Huyện Tân Yên,tỉnh Bắc Giang, hỏi nhà anh Vũ Trọng Tạo ai cũng biết, một người dám nghĩ dám làm đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi chim bồ câu Pháp xuất khẩu, năm vừa rồi thu về 400 triệu đồng từ mô hình này.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông quanh năm với vài sào ruộng, ngay từ nhỏ anh Tạo đã nuôi dưỡng cho mình một ước mơ được ra ngoài lập nghiệp, thoát cảnh nghèo khó, không phải làm nông vất vả giống như bố mẹ. Anh luôn hy vọng có thể đậu ít nhất một trường đại học nhưng thật không may anh lại trượt cả 4 trường. Đó là thời điểm năm 2001 cũng là lúc bắt đầu cho những năm tháng khó quên trong cuộc đời anh.
Thời gian sau, anh xin phép gia đình được vào Nam ôn thi ,trong quá trình ôn thi anh đã thử sức với 9 ngành nghề khác nhau. Anh tâm sự: “Khi mới đặt chân vào Đồng Nai công việc đầu tiên của mình là làm phụ hồ sau đó chuyển lên bình dương làm công nhân may, làm công nhân bánh kẹo, bán hàng may mặc phụ liệu và rất nhiều công ty khác”…..
Năm 2005 anh quyết định thi đại học nhưng lần thứ 3 số phận vẫn không mỉm cười với chàng trai đến từ đất Bắc. Khi đó anh quyết định làm đơn xét tuyển ở đại học Bình Dương. Ra trường với tấm bằng khá, anh xin làm trong văn phòng kinh doanh một công ty may với mức lương 5 triệu/tháng nhưng anh chưa thôi ước muốn vươn lên lúc trước. Vì vậy, anh Tạo quyết định về quê để lập nghiệp.
Sau một lần tìm kiếm trên internet, tình cờ anh đọc được một bài viết nói về mô hình canh tác chim bồ câu Pháp có khả năng thu lại lợi nhuận cao, chi phí đầu tư lại thấp, thị trường đầu ra phong phú...nhận thấy đây là hướng đi tốt, anh đã khuyến khích gia đình mạnh dạn đầu tư thêm con giống, chuồng trại.
Khởi đầu chỉ với 50 cặp chim bố mẹ, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chim bị bệnh và chết nhiều. Không nản lòng trước những thất bại ban đầu, anh chủ động liên hệ với một vài trang trại lớn, đến tận nơi để tìm hiểu học hỏi, tìm kiếm thêm thông tin trên mạng xã hội, tham khảo thêm ý kiến kinh nghiệm của nhiều người.
Sau một thời gian tích lũy kiến thức và áp dụng vào chính mô hình của mình đã cho kết quả khả quan, dần đi vào ổn định. Nhận thấy tiềm năng của chim bồ câu, anh tiếp tục đầu tư thêm chi phí mở rộng sản xuất. Trên diện tích 220m2, đến nay gia đình anh đã có khoảng gần 1000 cặp chim bố mẹ và 100 đôi chim dự bị phục vụ cho nhu cầu con giống... Anh chú trọng đầu tư thêm chuồng trại, kết hợp song song hai mô hình vừa thả vừa khép kín đã mang lại cho anh nhiều kinh nghiệm. Nhận thấy ở mỗi mô hình có thế mạnh riêng, phù hợp với điều kiện của từng gia đình khi muốn đầu tư vào việc nuôi bồ câu xuất khẩu.
Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp, anh không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi: “ Nuôi chim bồ câu không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần làm cho chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được, hàng năm định kỳ tiêm phòng là rất yên tâm. Về nguồn thức ăn thì rất đơn giản, một ngày chim bồ câu ăn hai bữa, chủ yếu là thóc và ngô cùng với nguồn nước uống sạch với hình thức nuôi công nghiệp hay trong nhà lưới thì trong khẩu phần thức ăn nên cho thêm cám công nghiệp của gà đẻ như vậy sẽ có hiệu quả cao hơn. Không phải lo về tiêu thụ sản phẩm, vì bồ câu là thức ăn quý mà lại hợp túi tiền nên khách hàng thường vào tận nơi để đặt hàng, nhiều khi không có hàng để cung cấp ra thị trường nữa”.
Hiện tại trang trại của anh cung cấp 90% chim giống, với chất lượng không hề thua kém so với chim ở Viện chăn nuôi nhưng giá thành lại chỉ bằng một nửa. Nhờ sức đề kháng cao hơn gà, vịt, ngan…nuôi chim bồ câu không những ít rủi ro, giá thành ổn định mà mức độ tiêu hao thực phẩm chỉ bằng 1/3 những loại gia cầm khác.
Khi đem so sánh về chất lượng giữa chim bồ câu thường và chim bồ câu khác ta có thể thấy được sự chênh lệch khá lớn giữa hai loại này, thông thường một con chim bồ câu trưởng thành chỉ nặng khoảng 300g đến 400 g nhưng đối với chim bồ câu Pháp con bé nhất cũng có trọng lượng vào khoảng 500g. Còn về giá thành một con chim bồ câu ta khi bán giá chỉ dao động trong khoảng 50.000 đồng/kg, trong khi đó giá thành của chim bồ câu pháp giá dao động là 70.000 đồng/kg.
Hiện nay ngoài cung cấp chim bồ câu giống và chim bồ câu thịt ra anh tạo còn kết hợp thêm cả chăn nuôi và cung cấp, phân phối gà thịt, cung cấp gà con giống thương hiệu “gà đồi Yên Thế” trên thị trường Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Ninh…đã được rất ưa chuộng. Như vậy chỉ tính riêng thu nhập từ việc nuôi bồ câu pháp đã mang lại thu nhập cho anh mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất